Tiêu chuẩn TCVN 12201:2018 Quy trình số hóa và tạo lập dữ liệu đặc tả cho đối tượng 3D

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12201:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12201:2018 Công nghệ thông tin-Quy trình số hóa và tạo lập dữ liệu đặc tả cho đối tượng 3D
Số hiệu:TCVN 12201:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12201:2018

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - QUY TRÌNH SỐ HÓA VÀ TẠO LẬP DỮ LIỆU ĐẶC TẢ CHO ĐỐI TƯỢNG 3D

Information technology - Process and metadata creation for 3D digitization

 

Lời nói đầu

TCVN 12201:2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn ISO/IEC 19775-1:2013, ISO/TR 13028:2010, ISO 23081-1:2018 và ISO 23081- 2:2009.

TCVN 12201:2018 do Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - QUY TRÌNH SỐ HÓA VÀ TẠO LẬP DỮ LIỆU ĐẶC TẢ CHO ĐỐI TƯỢNG 3D

Information technology - Process and metadata creation for 3D digitization

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này thiết lập các hướng dẫn và nguyên tắc chung đảm bảo cho quy trình tạo lập dữ liệu số 3D diễn ra đúng và hiệu quả nhất, nhằm đạt được các yêu cầu cần thiết về việc số hóa 3D.

Tiêu chuẩn này có thể đóng vai trò như một hướng dẫn trong việc xây dựng quy trình tạo lập dữ liệu số 3D cho tổ chức, doanh nghiệp, viện bảo tàng,... để đạt hiệu quả và sự chuẩn xác.

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các quy trình, đề tài hoặc dự án số hóa các đối tượng 3D của các tổ chức.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7420-1:2004 (ISO 15489-1:2001) Thông tin và tư liệu - Quản lý hồ sơ - Phần 1: Yêu cầu chung.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Mô hình hóa (Modeling)

Quá trình quét, sao chụp, thu thập dữ liệu, dựng hình, chuyển đổi dữ liệu từ một đối tượng thực tế cần số hóa 3D sang dạng số, lưu trữ dữ liệu 3D, hiển thị đối tượng 3D dưới dạng mô phỏng trên thiết bị số.

3.2

Đám mây điểm (Points of clouds)

Các vùng điểm ảnh thô, có được sau khi thực hiện quét đối tượng số hóa 3D, chứa thông tin sao chụp về các bề mặt, góc cạnh của s hóa 3D.

3.3

Công cụ tô bóng (shader)

Công cụ, phần mềm, ứng dụng có tác dụng tạo ra, chỉnh sửa các thông số của sắc thái, hình ảnh (tô bóng, làm mịn, màu sắc) cần thiết để xác định sự xuất hiện của một bề mặt trong suốt từ bề mặt khối dữ liệu 3D.

3.4

Tô bóng (shading)

Sử dụng các công cụ, phần mềm, ứng dụng để tô bóng, làm mịn các bề mặt của khối dữ liệu 3D.

3.5

Xử lý kết cấu bề mặt (Texturing)

Công đoạn sử dụng các công cụ, phần mềm, ứng dụng để xử lý các đám mây điểm nhằm làm tạo kết cấu cho một bề mặt trong một khối dữ liệu 3D.

3.6

Kết xuất đồ họa (Rendering)

Công đoạn sử dụng các kỹ thuật, phần mềm, ứng dụng để hiển thị các bề mặt, các góc cạnh trong một khối dữ liệu 3D.

3.7

Số hóa 3D (3D digitization)

Chuyn đổi dữ liệu từ bản cứng, đối tượng cần số hóa 3D sang dạng số, lưu trữ dữ liệu 3D, hiển thị đối tượng 3D dưới dạng mô phỏng trên thiết bị số.

3.8

Dự án s hóa 3D (3D digitization project)

Quét đối tượng 3D, sao chụp các bề mặt, góc cạnh để số hóa 3D đối tượng, lưu trữ dữ liệu 3D, hiển thị và nâng cao khả năng tiếp cận và tối đa hóa việc tái sử dụng.

3.9

Đối tượng 3D chưa số hóa 3D (non-digital source records)

Các đối tượng nguyên bản, chưa được số hóa 3D có nhu cầu được số hóa 3D, được lưu giữ dữ liệu, mô hình hóa dưới dạng số để hiển thị hoặc lưu giữ phục vụ việc phục chế, tái tạo lại sau này hoặc các công cụ khác

3.10

Dữ liệu đặc tả (metadata)

Dữ liệu mô tả đặc điểm đối tượng, khung cảnh, nội dung, cu trúc dữ liệu và quản lý dữ liệu theo thời gian.

3.11

Hồ sơ (records)

Thông tin do tổ chức hoặc cá nhân tạo lập, tiếp nhận và duy trì đ làm bng chng và qun lý trong các giao dịch công việc hoặc các trách nhiệm pháp lý

3.12

Quản lý hồ sơ (records management)

Bộ phận quản lý chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình tạo lập, tiếp nhận, duy trì, sử dụng và xác định giá trị dữ liệu một cách có hiệu quả và hệ thống, bao gồm cả các quá trình thu nhận và duy trì bằng chứng và thông tin về các hoạt động và giao dịch công việc dưới hình thức dữ liệu.

3.13

Quy trình nghiệp vụ số hóa 3D (3D business-process digitization)

Số hóa dữ liệu 3D và thường xuyên đưa vào hệ thống nghiệp vụ, nơi các hoạt động trong tương lai diễn ra trên dữ liệu kỹ thuật số 3D, chứ không phải trên dữ liệu nguồn phi kỹ thuật số.

CHÚ THÍCH: mục đích để quản lý các dữ liệu, các phiên bản của các dữ liệu mà trên đó hoạt động nghiệp vụ diễn ra, hoặc là phiên bản mà cần phải được quản lý như dữ liệu chính thức. Trong mọi trường hợp, các tổ chức cần phải phân tích các quá trình nghiệp vụ của họ để xác định và quản lý dữ liệu hoạt động.

3.14

Xác định giá trị (disposition)

Loạt quá trình liên quan đến việc thực hiện những quyết định về lưu giữ, tiêu hủy hoặc chuyển giao dữ liệu, được quy định bằng văn bản về thẩm quyền xác định giá trị dữ liệu hoặc các công cụ khác.

3.15

Lập chỉ mục (indexing)

Quá trình thiết lập các điểm tiếp cận nhằm tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm dữ liệu và/hoặc thông tin.

3.16

Đối tượng hình học cơ bản (Geometry 3D)

Đối tượng hình học cơ bản trong số hóa dữ liệu 3D là các thành phần hình học bao gồm các loại nút, các khối hình học cơ bản mô hình hóa đối tượng 3D về cấu trúc số hóa và đặc điểm.

3.17

Hình hộp (Box)

Đối tượng hình hộp định hình một hộp hình chữ nhật với hình tâm có tọa độ (0, 0, 0) trong các miền dữ liệu của đối tượng 3D.

3.18

Hình nón (Cone)

Các đối tượng hình nón chỉ định một hình nón đó là trung tâm trong các bề mặt đối tượng 3D và hệ thống có trục trung tâm được gắn kết với trục tọa độ phối hợp.

3.19

Hình trụ (Cylinder)

Các đối tượng hình trụ (Cylinder) định ra một hình trụ có tâm tại (0,0,0) ở các trục tọa độ phối hợp hệ thống và với một trục trung tâm định hướng dọc theo trục của tọa độ có kích thước vào trong cả ba chiều.

3.20

Hình cầu (Sphere)

Các đối tượng hình cầu xác định một hình cầu có tâm tại (0, 0, 0) trong hệ tọa độ có các thông số bán kính xác định bán kính của mặt cầu và phải lớn hơn không.

3.21

Khối mạng bề mặt lồi lõm (ElevationGrid)

Các khối mạng bề mặt lồi lõm (ElevationGrid) xác định một lưới hình chữ nhật đồng nhất của các chiều cao khác nhau trong tọa độ mặt phẳng của hệ tọa độ.

3.22

Khối bề mặt lồi (Extrusion)

Các khối bề mặt lồi định hình dạng hình học dựa trên một chiều cắt ngang hay dọc theo một chiều cột nằm trong hệ tọa độ địa phương. Các mặt ct ngang có thể được thu nhỏ lại và luân phiên tại mỗi điểm cột để hình thành một loạt các hình dạng.

3.23

Bề mặt khía cạnh lồi lõm (IndexedFaceSet)

Các bề mặt khía cạnh lồi lõm đại diện cho một hình dạng 3D được hình thành bằng cách xây dựng mặt (đa giác) từ đỉnh được liệt kê trong từng lĩnh vực biểu diễn. Các lĩnh vực này chứa các thông số và một hệ số phi hp xác định các đỉnh 3D tham chiếu bởi các tọa độ.

3.24

Thời điểm thu nhận ảnh số (point of capture)

Thời điểm tiến hành chụp, quét đối tượng 3D trên thực tế để chuyển dữ liệu quét thành các đám mây điểm để xử lý dữ liệu 3D.

3.25

Sau thời điểm thu nhận ảnh số (after point of capture)

Thời điểm sau khi đã tiến hành chụp, quét đối tượng 3D trên thực tế, là khi thu được các đám mây điểm để xử lý dữ liệu 3D.

3.26

Lược đồ (schema)

Lên kế hoạch phù hợp cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố dữ liệu đặc tả, thông qua việc thiết lập các quy tắc cho việc sử dụng và quản lý dữ liệu đặc tả cụ thể liên quan đến ngữ nghĩa, cú pháp và mức độ bắt buộc của dữ liệu.

3.27

Thông tin thư mục (Bibliographic Information)

Một chỉ số được tạo ra bi tổ chức (có thể thu được từ các bản ghi nguồn) nhằm hỗ trợ trong việc truy vấn.

3.28

Thông tin tiểu sử (Biographic Information)

Thông tin liên quan đến ảnh được thu nhận, có thể bao gồm ngày thu nhận, thời gian, định danh người thu nhận, định danh thiết bị chụp và vị trí và các chi tiết sửa đổi, nếu có.

 

4  Quy trình số hóa 3D

Hình 1 - Quy trình số hóa 3D

Quy trình số hóa dữ liệu 3D trên Hình 1 gồm 7 bước, trong đó các bước tương ứng được mô tả cụ thể trong các phần tiếp theo.

 

5  Lên kế hoạch số hóa 3D

Tất cả quá trình số hóa 3D phải được lên kế hoạch, xác định phạm vi và ghi lại dữ liệu số hóa 3D. Các dữ liệu dự án số hóa 3D bao gồm:

a) phạm vi định nghĩa: xác định rõ ràng đối tượng số hóa 3D, phân loại đối tượng 3D, chất liệu phbề mặt và nghiệp vụ, mục tiêu, quy mô, kích thước và những hạn chế của dự án;

b) tuyên bố về mục đích và dự kiến sử dụng của các dữ liệu kỹ thuật số 3D, minh họa nếu cần thiết với các ví dụ;

c) tuyên b về lợi ích, rủi ro: xác định rõ ràng về những lợi ích, rủi ro dự kiến từ việc số hóa 3D;

d) báo cáo kết quả nhu cầu và tác động của người dùng: ví dụ, làm thế nào các dữ liệu số hóa 3D sẽ được sử dụng truy cập và ảnh hưởng thế nào người sử dụng;

e) tuyên bố về tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng: bao gồm định dạng, nén và dữ liệu đặc tả;

g) thiết bị và các nguồn lực để hỗ trợ cho việc số hóa 3D;

h) quy trình lập kế hoạch, kim soát và thực hiện việc số hóa 3D, bao gồm cả những người thực hiện trước, trong và sau khi số hóa 3D;

i) quy trình kiểm soát chất lượng;

k) chiến lược cho việc tích hợp các hình ảnh s hóa 3D vào quy trình làm việc để hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ đang diễn ra;

l) chiến lược cho quản lý đối vi các dữ liệu được số hóa 3D và dữ liệu nguồn không kỹ thuật số phải luôn sẵn sàng khi được yêu cầu.

5.1  Lựa chọn phương pháp số hóa 3D

Việc lựa chọn phương pháp số hóa 3D là cần thiết tùy vào quy mô, nhu cầu của mỗi dự án mà có những lựa chọn cho phù hợp. Điều này không những làm giảm chi phí mà còn tối ưu được quy trình cũng như chất lượng và yêu cầu của dự án.

Xác định lựa chọn phương án số hóa 3D theo 2 phương án sau:

- phương pháp số hóa 3D bán tự động dựa trên máy quét 3D và các kỹ thuật thủ công;

- phương pháp số hóa 3D hoàn toàn tự động dựa trên máy quét 3D và các phần mềm ứng dụng xử lý đồ họa 3D;

Xác định phương pháp số hóa 3D nên được thường xuyên xem xét lại cho phù hợp với yêu cầu, phù hợp yêu cầu thực tiễn.

Với phương pháp tiếp cận nào để số hóa 3D thì cũng cần áp dụng các mục sau:

- phương pháp lựa chọn số hóa 3D nên được dự liệu;

- quy trình kiểm soát chất lượng nên được thực hiện;

- phương pháp số hóa 3D nên được thường xuyên xem xét lại cho phù hợp với yêu cầu, phù hợp và hiệu quả chi phí cũng như pháp lý.

Tự hoặc thuê dịch vụ số hóa 3D: Tự số hóa 3D sẽ giúp cho tổ chức có được tất cả các thiết bị và chuyên môn cần thiết để số hóa 3D và tích hợp đầu ra số hóa 3D vào hệ thống riêng của họ.

Thuê ngoài là việc ký hợp đồng với 1 bên đối tác để thực hiện việc số hóa 3D trên cơ s đại diện cho tổ chức này.

5.1.1  Quy trình số hóa 3D hàng loạt hoặc theo yêu cầu số hóa 3D

Xử lý số hóa 3D hàng loạt là việc tập hợp các nguồn dữ liệu với số lượng đủ lớn trước khi shóa 3D. Đối lập với phương pháp này là số hóa dữ liệu 3D theo yêu cầu khi cần thiết.

5.1.2  Số hóa 3D tập trung hay không tập trung

Số hóa 3D tập trung là xử lý số hóa 3D cho tất cả dữ liệu tại 1 địa điểm.

Số hóa 3D không tập trung là việc sử dụng các điểm số hóa 3D tại các nơi khác nhau trong cơ quan

5.2  Lựa chọn các thông số kỹ thuật

Lựa chọn các thông số yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc thực hiện với quy trình số hóa 3D là cần thiết. Các tiêu chuẩn khuyến nghị sử dụng gồm:

- định dạng tập tin;

- độ phân giải;

- độ phân giải màu sắc hoặc độ sâu bit;

- kiểu nén;

- quản lý màu sắc.

Tiêu chuẩn thông số kỹ thuật đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật, chức năng của thiết bị để thích ứng tiêu chuẩn này. Việc xem xét các thông số kỹ thuật chủ yếu là để đảm bảo mức độ dễ đọc hoặc khả năng sử dụng hình ảnh s hóa 3D. Những tiêu chí cơ bản sau đây nên được xem xét khi lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật:

a) thông số kỹ thuật chất lượng cao nhất cần được đưa vào hỗ trợ quá trình số hóa 3D;

b) có định dạng mã nguồn mở (có nghĩa là không độc quyền) hoặc các tiêu chuẩn đã công bố, có thể sử dụng, hoặc đã được triển khai rộng rãi;

c) định dạng tệp 3D không chứa các đối tượng nhúng, hoặc liên kết ra đối tượng bên ngoài phiên bản cụ thể của định dạng;

d) định dạng được hỗ trợ bởi phần mềm ứng dụng và nhiều hệ điều hành;

e) định dạng có thể dễ dàng đọc bởi thành phần mở rộng (plug-in) nếu phần mềm cụ thể không có sẵn cho người sử dụng;

f) hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ để cho phép thực hiện bảo trì và khả năng di chuyển khi cần thiết;

g) các bản sao dữ liệu 3D nên được tạo ra với các tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất được hỗ trợ;

h) các bản sao dữ liệu 3D chủ nên được lưu giữ lại bất khả xâm phạm, lưu trữ dữ liệu 3D an toàn;

i) các bản sao dữ liệu 3D phát sinh có thể trở có định dạng thuận tiện nhất cho mục đích kinh doanh (ví dụ như hình thu nhỏ để phân phối trên Internet,...).

6  Chuẩn bị

6.1  Chuẩn bị đối tượng số hóa 3D

Chuẩn bị đối tượng số hóa 3D là quá trình mà các đối tượng gốc để số hóa 3D được kiểm tra và chuẩn bị cho việc số hóa 3D. Hoạt động chuẩn bị và xử lý đối tượng gốc cần phải được thực hiện. Mục đích của việc số hóa 3D là để tạo ra dữ liệu số một cách chuẩn xác nhất với dữ liệu gốc. Vì thế cần phải đánh giá trạng thái của dữ liệu gốc, chuẩn hóa cũng như áp dụng các phương pháp cần thiết để đạt được mục tiêu của dự án.

Những hình ảnh 3D đã được số hóa 3D sẽ được sử dụng như là bản sao dữ liệu 3D cho các đối tưng gốc vì thế cần phải đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể.

Các hoạt động chuẩn bị, xử lý đối tượng 3D gốc bao gồm:

a) đánh giá hiện trạng, chất lượng của đối tượng gốc [ví dụ: bề mặt, chất lượng đối tượng, các thuộc tính thông tin nội dung (ví dụ như đồ họa)];

b) các phương pháp số hóa dữ liệu 3D gốc có kích thước phi tiêu chuẩn hoặc các yêu cầu khác (ví dụ số hóa 3D một đối tượng kích thước tiêu chuẩn; cho các đối tượng dày mỏng hoặc sử dụng các thiết bị đặc biệt như là máy quét 3D và kiểm tra chất lượng để đảm bảo không có bt kỳ sự mất mát dữ liệu trong quá trình này;

c) phương pháp xử lý đối với các dữ liệu nguồn gốc chứa các hình thể 3D đi kèm, đánh dấu hoặc làm rõ nét các vùng bề mặt đối tượng 3D;

d) phương pháp phân biệt đối tượng nguồn và đối tượng bản sao dữ liệu 3D;

e) phân loại các loại vật liệu không cần được số hóa 3D vì chúng chỉ được dùng tạm thời hoặc ngắn hạn;

f) chuẩn bị xử lý vật lý cho số hóa 3D;

g) quy trình chỉ định liên kết giữa các đối tượng liên quan để bộ đối tượng coi như là duy nhất, khi đó hình ảnh 3D được số hóa 3D sẽ thể hiện một cách trung thực nhất cho đối tượng gốc;

h) quy trình chỉ định liên kết giữa các đối tượng liên kết kỹ thuật số 3D, liên kết như vậy thường sẽ được ghi lại bằng cách sử dụng giao thức định danh, trong một số ứng dụng công nghệ mã vạch có thể được sử dụng để liên kết;

i) thủ tục kiểm tra và xác minh rằng tất cả các những yêu cầu, mục tiêu đặt ra với với đối tượng 3D gốc đã được đưa vào trong quá trình số hóa 3D;

k) nguyên tắc điều chỉnh việc sắp xếp hoặc nhóm các đối tượng gốc cho phù hợp (ví dụ như theo kích thước, màu sắc, ngày đặt hàng, kích thước giấy, định dạng, đối tượng ngang hay dọc, đơn hay 2 mặt).

6.2  Thiết bị và phần mềm

Máy quét 3D, các trang thiết bị và phần mềm cần phải được lựa chọn phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu thực hiện số hóa 3D. Chất lượng của các thiết bị và phần mềm ảnh hưởng đến khả năng gắn kết các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với yêu cầu, để đảm bảo tuổi thọ của các hình ảnh kỹ thuật số 3D thu được. Trong đó tính đến cả trường hợp các đối tượng gốc sẽ bị hủy, phải đảm bảo khả năng duy trì lâu dài của những hình ảnh số hóa 3D và đủ thông tin để tiến hành phục chế, tái tạo lại đối tượng 3D được lưu giữ.

6.3  ng dụng các kỹ thuật nâng cao

Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật cao cho hình ảnh số hóa 3D để tạo ra một sự tương đồng chính xác hơn giữa dữ liệu số hóa 3D và đối tượng gốc.

6.3.1  Nâng cao chất lượng hình ảnh 3D

Trong quá trình số hóa 3D, việc sử dụng kỹ thuật để nâng cao chất lượng hình ảnh 3D, tạo có một sự tương đồng chính xác hơn với dữ liệu nguồn nên được dự liệu. Công nghệ này bao gồm "làm sắc nét" và / hoặc "cắt" những điểm sáng hay bóng, "làm mờ" để loại bỏ các vết xước, xóa nhiễu.

6.3.2  Quản lý chú thích

Đó là nơi mà phần mềm được sử dụng để quản lý ảnh kỹ thuật số 3D sau khi quét để bổ sung chú thích cho hình ảnh 3D, như là làm nổi bật, đóng tem, bổ sung các ghi chú, chú thích, những việc này cũng cần được quản lý cho tốt để không làm thay đổi hình ảnh 3D thực tế.

6.3.3  Chất lượng hình ảnh 3D

Hình ảnh kỹ thuật số 3D phải đạt chất lượng theo yêu cầu. Điều này có thể được xử lý nhờ các thông số kỹ thuật của thiết bị, của máy quét số hóa 3D. Ví dụ, nếu chất lượng màu sắc của vật thể 3D là quan trọng thì thiết bị để tạo ra hình ảnh 3D cần phải hỗ trợ và phân tích xử lý được việc này.

6.3.4  Phương tiện lưu trữ dữ liệu 3D

Tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng như thời gian lưu trữ dữ liệu 3D hình ảnh 3D, tốc độ truy vn,... thì cần sử dụng các phương tiện lưu trữ dữ liệu 3D cho phù hợp.

7  Quét dữ liệu 3D

Quá trình quét 3D là quá trình chụp ảnh theo các góc nhìn các đối tượng gốc cần số hóa 3D để tạo thành các đám mây điểm. Quá trình này cần đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật đối với bộ hình ảnh 3D đầu ra. Quá trình quét được thực hiện lại chỉ khi chất lượng hình ảnh 3D không đạt chất lượng hoặc đảm bảo chất lượng kiểm tra. Nếu những hình ảnh s hóa 3D đòi hỏi phải quét lại thì sau đó hình ảnh 3D lại phải đánh chỉ số và dữ liệu đặc tả. Quá trình lại được tiến hành thông qua kiểm soát chất lượng, và đảm bảo chất lượng một lần nữa.

Trong quá trình quét dữ liệu 3D, mỗi đối tượng được đăng như là một chuỗi của một hoặc nhiều hơn các khối. Khối đầu tiên được gọi là khối khai mạc, thường là chính diện đối tượng 3D. Các khối tiếp theo được gọi là khối tiếp tục. Các khối khai mạc chứa đủ thông tin để tạo ra các đối tượng và đặt nó vào vị trí bảng màu chính xác. Đối với khối khai mạc cũng chỉ ra vị trí trong chuỗi sửa đổi. Hầu hết các loại đối tượng có khối khai mạc. Thông thường, đối tượng 3D đòi hỏi một lượng lớn thông tin sử dụng từ các khối tiếp theo để thực hiện số hóa 3D các dữ liệu 3D.

7.1  Kiểm soát chất lượng hoạt động máy quét 3D

Máy quét 3D phải được kiểm tra định kỳ để theo dõi hiệu suất hoạt động của nó và kiểm tra xem hình ảnh 3D đầu ra có nằm trong dung sai thoả thuận như các yêu cầu đặt ra theo các tiêu chuẩn hiện hành. Kết quả kiểm tra trước đó nên được sử dụng như một tiêu chuẩn cho hiệu năng hệ thống theo thời gian. Các biện pháp đơn giản đầu tiên đó là phải đảm bảo các thiết bị luôn được bảo dưỡng và dọn dẹp thường xuyên.

7.2  Các tiêu chí chất lượng cho hình ảnh 3D

Tiêu chí chất lưng cho hình ảnh 3D nên bao gồm việc xem xét theo mức độ dễ đọc:

- chi tiết nhỏ nhất rõ ràng phải quét được (ví dụ như kích thước nhỏ nhất của chữ, sự rõ ràng của dấu chấm câu...);

- đầy đủ chi tiết (ví dụ các ký tự bị vỡ, mất dòng...);

- độ chính xác so với các dữ liệu nguồn không kỹ thuật số;

- máy quét 3D tạo ra đốm (tức là đốm không có mặt trên dữ liệu nguồn không kỹ thuật số)

- đầy đủ của các phần của hình ảnh 3D tổng thể (tức là thiếu thông tin ở bên các cạnh của hình ảnh 3D);

- mật độ khu vực màu đen;

- độ trung thực màu sắc vật thể 3D.

7.3  Xử lý lỗi quét dữ liệu 3D

Nói chung, lỗi chất lượng có thể được phân loại là "lỗi thực hiện”, "lỗi quy trình” hoặc “lỗi điều hành”. Lỗi thực hiện có thể tránh được bằng cách cung cấp thủ tục kiểm soát phù hợp để hưng dẫn việc số hóa 3D. Lỗi quy trình thường nằm ngoài khỏi sự kim soát của các nhà điều hành và cần phải được giải quyết bởi một người giám sát quá trình này. Lỗi điều hành là những lỗi hàng ngày được thực hiện bi các nhà điều hành khi họ làm việc.

7.3.1  Lỗi thực hiện

Có một số lỗi có thể tránh được với các đặc điểm kỹ thuật phù hợp. Chúng bao gồm:

- dữ liệu nguồn phi kỹ thuật số bị bẩn;

- không chính xác kích thước tập tin và định dạng, nơi các tập tin được thực hiện bị để kích thước sai hoặc lựa chọn sai lầm định dạng tập tin;

- nén, nơi các tập tin được thực hiện với một kiểu hoặc mức độ nén không phù hợp.

7.3.2  Lỗi quy trình

Có một loạt các lỗi quy trình có thể được gây ra bi nhiều vn đề nghiệp vụ. Những vấn đề này có thể bao gồm:

- thông số kỹ thuật không đầy đủ hoặc không chính xác hoặc dữ liệu quy trình;

- bị lỗi bản cứng quét (hiệu chuẩn sai và các thiết bị đặc trưng);

- phần mềm bị lỗi (xử lý hình ảnh 3D không chính xác hoặc bị lỗi liên kết hình ảnh 3D trong cơ sở dữ liệu);

- hệ thống quản lý màu sắc thiết lập không chính xác;

- dữ liệu ban đầu chất lượng thấp;

- dữ liệu đặc tả nguồn không chính xác.

7.3.3  Lỗi điều hành

Các lỗi được gây ra bởi một số hình thức thực hiện trong công việc và có thể bao gồm:

- lỗi chụp cơ bản;

- cắt hình ảnh 3D không đồng đều;

- hướng của hình ảnh 3D bị sai, lộn ngược;

- tiếp xúc với hình ảnh 3D quá sáng hoặc quá tối;

- tiêu cự không chuẩn;

- hiệu chuẩn hàng ngày, nơi mà các thiết bị chụp không được hiệu chuẩn;

- lỗi xử lý hình ảnh 3D cơ bản;

- lỗi tối ưu hóa tập tin, trong đó thực hiện điều chỉnh không chính xác với màu sắc, độ tương phản và độ sáng của hình ảnh 3D trong quá trình xử lý;

- đặt tên tập tin không chính xác, nơi tên các tập tin hình ảnh 3D là không chính hoặc sử dụng tên không duy nhất;

- lỗi ghi dữ liệu đặc tả cơ bản;

- nhập dữ liệu vào hệ thống quản lý không chính xác, không đúng nơi dữ liệu cần được nhập;

- sử dụng từ vựng được kiểm soát không chính xác, sử dụng các từ không được xây dựng trong phạm vi ghi chú.

8  Xử lý các lớp dữ liệu trong quá trình số hóa 3D

8.1  Tô bóng, tối ưu hóa và xử lý bề mặt

Một hình có tô bóng cha các thông tin cần thiết để xác định sự xuất hiện của một bề mặt trong suốt bề mặt khối dữ liệu 3D. Phần tô bóng đó bao gồm các dữ liệu mô tả dữ liệu tham khảo và tài nguyên của đối tượng 3D.

Nhóm lưới thể hiện đối tượng 3D chứa một bộ các mắt lưới biểu diễn đối tượng 3D. Mỗi lưới thể hiện mối liên kết với một danh sách đổ bóng khác nhau trong nhóm tô bóng. Các lưới gồm một mảng đỉnh và một mảng mặt. Mỗi đỉnh trong mảng đỉnh chứa tất cả các thuộc tính (chẳng hạn như vị trí, bình thường, tọa độ kết cấu, v.v) của đỉnh đó. Mỗi mặt trong mảng mặt chứa ba chỉ số vào mảng đỉnh; một chỉ số cho mỗi góc của mặt. Tất cả các mặt trong lưới đều là hình tam giác. Mỗi mặt trong mảng mặt được vẽ theo các thông số của các bề mặt trong danh sách tô bóng.

Thành phần xử lý bề mặt cung cấp phần mở rộng làm mịn và bổ sung các khả năng cơ bản quy định cho đối tượng 3D. Sử dụng một số ứng dụng để xử lý, mô tả tính chất bề mặt như các điểm dữ liệu trong một thể tích không gian, không phải là một bề mặt phẳng. Những kết cấu hoạt động với ba chiều.

Một kết cấu của loại này được gọi là một kết cấu tích. Kết cấu tích rất cần cho các hiệu ứng dụng hình mức cao như hiệu ứng sương mù và ánh sáng, thường dùng trong ngành công nghiệp cụ thể như trong y tế và xây dựng.

Các phần tiếp xúc giữa các bề mặt liền kề được chuyển đổi để tạo độ mịn cho bề mặt đối tượng. Yêu cầu này là bắt buộc khi thiết kế các sản phẩm trong ngành hàng không, vũ trụ,... Khi đó, đối tượng sẽ giảm được một lượng lớn các đám mây điểm, thời gian thực hiện kết xuất đối tượng giảm đáng kể.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 19775 thể hiện mô hình theo đúng tiêu chuẩn và trình bày kết cấu 3D như một loạt các lát cắt 2D của khối lượng mà sau đó có thể được nội suy và ghép lại với nhau để tạo thành một mô hình s hóa 3D trong không gian. Kết cấu của mô hình 3D này được gọi là một kết cấu tích n x m x 2.

8.2  Trình diễn vật thể 3D

Biển diễn số hóa 3D đối tượng 3D theo các khối dữ liệu. Mỗi khối trong số các khối chụp quét dữ liệu 3D phản ánh tổng thể đối tượng cần số hóa 3D là một góc nhìn cần sao chụp và tinh chnh. Các góc chụp đối tượng 3D cung cấp các gói dữ liệu trong chuỗi các khối dữ liệu có thể truy cập tới của đối tượng 3D sắp xếp theo hệ thống thời gian.

Biến đổi các yếu tố dữ liệu tập hợp được trình bày cho tất cả các loại khối dữ liệu của đối tượng 3D. Việc chuyển đổi tập dữ liệu là một tập hợp các biến đổi từ góc chp mang tính cục bộ phối hợp với không gian để định hình toàn cầu và các khoảng trống. Những biến đổi bao gồm tất cả các tác động của tất cả các mối quan hệ và hoạt họa trên các đối tượng, các góc cạnh quan sát được của đối tượng 3D. Các tập hợp biến đổi dữ liệu cho một khối con sẽ có một biến đổi cho mỗi dữ liệu phản ánh thực tế đối tượng cần số hóa 3D.

Các phần tử dữ liệu bố trí theo khối và hình thành các nhóm, mỗi nhóm thể hiện các nút mô hình biểu diễn đối tượng số hóa 3D. Các nhóm cũng có cơ chế để bổ sung các loại khối dữ liệu mới được thêm vào hệ thống thông qua các cơ chế mở rộng.

9  Xử lý dung sai số hóa 3D và chất lượng dữ liệu 3D

9.1  Xử lý dung sai số hóa 3D

Xử lý dung sai dữ liệu 3D đưa ra các sai số cho phép về mặt kích thước đối với dữ liệu số hóa 3D để đảm bảo chất lượng của dữ liệu sau khi kết xuất đảm bảo chất lượng so với đối tượng 3D trên thực tế. Khi có yêu cầu xử lý dung sai, một kết nối dữ liệu với các tính năng sai số sẽ được áp dụng cho một lần tinh chỉnh duy nhất, trừ khi một sửa đi phù hợp với đối tượng được chỉ định.

Trong chú thích 3D, trên viền của đối tượng hoặc một phần m rộng của các phác thảo (nhưng tách biệt rõ ràng từ các dòng kích thước) thể hiện dung sai của kích thước hình học đó. Cách thức thể hiện dung sai trong chú thích 3D được thể hiện theo một trong những cách sau đây:

- Dung sai thông thường được mô tả bằng một đường từ khung dung sai tới đối tượng và kết thúc bằng 1 điểm trên đối tượng. Quy ước dùng nét vẽ liền đậm cho đối tượng là đường bao thấy, cạnh thấy và nét vẽ đứt cho đối tượng là đường bao khuất, cạnh khuất.

- Khi dung sai đề cập đến một đường tham chiếu thì nó được mô tả bằng một đường từ khung dung sai tới đối tượng và kết thúc bằng một mũi tên tới đối tượng. Các quy ước như mô tả ở đoạn trên cũng áp dụng cho trường hợp này.

- Khi dung sai đề cập đến một đường trung tuyến, một bề mặt trung bình, hoặc một điểm trung bình (tính năng có nguồn gốc), nó cần chỉ ra một trong hai dòng kẻ bắt đầu từ hai đầu của khung hình học, chịu chấm dứt bởi một mũi tên vào phần mở rộng của các dòng kích thước của một tính năng của kích thước, hoặc bởi một bộ chnh sửa tính năng trung bình đặt ở cuối đường viền tính từ khung cánh trái. Trong trường hợp này, dòng kẻ bắt đầu từ hai đầu của khung hình học không phải chấm dứt trên các dòng kích thước, nhưng có thể chấm dứt với một mũi tên trên viền của đối tượng.

Nếu cần thiết, một dấu hiệu xác định loại đối tượng (dòng thay vì một mặt) được ghi gần khung dung sai.

CHÚ THÍCH: Khi tính năng thể hiện dung sai cho phép là một dòng, một dấu hiệu cho biết thêm có thể cần thiết để kiểm soát các định hướng m rộng trong phạm vi dung sai cho phép.

9.2  Quản lý chất lượng số hóa 3D

Thủ tục kiểm soát chất lượng cần phải được xác định và thực hiện xuyên suốt quá trình số hóa 3D. Kiểm soát chất lượng để đảm bảo các bản sao dữ liệu kỹ thuật số 3D của các dữ liệu gốc là một bản sao dữ liệu 3D đúng có thể khẳng định rằng các dữ liệu có tính toàn vẹn và xác thực.

Thủ tục kiểm soát chất lượng nên được ghi chép và được xây dựng và hoạt động liên tục của quá trình số hóa 3D, không chỉ áp dụng vào thời điểm đưa ra dữ liệu s hóa 3D mà ít nhất phải áp dụng trong các phần sau:

- bất kỳ sự chấp nhận nào các từ thủ tục thông thường;

- kiểm soát chất lượng hoạt động của máy quét 3D;

- xác minh rằng số lượng ảnh kỹ thuật số 3D phù hợp với số lượng đầu vào dữ liệu gốc;

- mức độ và tần suất lấy mẫu các hình ảnh số hóa 3D;

- các tiêu chí để kiểm tra chất lượng hình ảnh 3D;

- tần suất và tiêu chí kiểm tra trên dữ liệu đặc tả;

- quá trình tái số hóa 3D;

- đào tạo vận hành.

Kiểm tra chất lượng phải được hoàn thành trước khi hình ảnh 3D được số hóa 3D được đưa vào sử dụng, hoặc như là một bản sao dữ liệu 3D tổng thể của dự án số hóa 3D. Kiểm tra chất lượng phải được hoàn thành trước khi tiêu hủy các dữ liệu nguồn chưa số hóa 3D.

9.2.1  Đảm bảo chất lượng

Đảm bảo chất lượng là quá trình xác minh hoặc xác định chất lượng số hóa 3D và đánh ch số trong một dự án số hóa 3D có đáp ứng yêu cầu hay không. Đảm bảo chất lượng phải được thực hiện bi các nhân viên không trực tiếp tham gia vào quá trình số hóa 3D hoặc đánh chỉ số dữ liệu và có thể được tiến hành bi một bên thứ ba độc lập nếu cần thiết. Mức độ đánh giá chất lượng là dựa vào kiểm soát chất lượng thông thường được triển khai như là một phần của quá trình số hóa 3D và phải được chứng minh qua các dữ liệu nhật ký, trong đó bao gồm các chi tiết như: người điều hành đảm bảo chất lượng, ngày tháng, và dữ liệu hình ảnh 3D đạt hoặc không đạt khi kiểm tra. Cần phải kiểm tra 5-10% tổng khối lượng số hóa 3D để đảm bo chất lượng tối thiểu cần thiết. Khuyến nghị nên sử dụng xác suất thng kê để đánh giá mức độ đạt và không đạt, mọi thứ cần được ghi lại vào dữ liệu.

9.2.2  Xem xét kiểm tra chất lượng

Kết quả của quy trình đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng phải được ghi nhật ký.

Thủ tục rà soát chất lượng số hóa 3D nên được thực hiện thường xuyên để đảm bảo rằng các thủ tục vẫn đáp ứng tốt yêu cầu đề ra.

Nên đào tạo cho tất cả các nhân viên những người tạo, quản lý hoặc làm việc với các dữ liệu số hóa 3D. Mức độ và tần suất đào tạo cho nhân viên có liên quan với số hóa 3D nên được duy trì và phát huy.

10  Lập chỉ mục và dữ liệu đặc tả để truy xuất dữ liệu

10.1  Dữ liệu đặc tả ảnh

D liệu đặc tả hình ảnh 3D nên được tạo ra tự động tại thời điểm quét vật thể 3D hoặc chụp nh kỹ thuật số 3D trực tiếp từ các thiết bị số hóa 3D và nên tránh việc nhập dữ liệu thủ công được giao bất cứ nơi nào có thể.

Ngoài các dữ liệu đặc tả thừa hưởng từ quá trình chụp và ghi lại để quản lý dữ liệu, hoặc đánh chỉ số và tìm kiếm dữ liệu đặc tả, hình ảnh dữ liệu đặc tả 3D bao gồm:

- định danh duy nhất hình ảnh kỹ thuật số 3D;

- ngày và giờ số hóa 3D;

- tên của đại lý liên quan đến quá trình số hóa 3D (ví dụ như tên của văn phòng thuê ngoài hoặc tên của các bộ phận số hóa 3D);

- thiết bị máy quét 3D, chụp ảnh 3D (bản cứng và phần mềm);

- ngày hiệu chuẩn mới nhất (nếu có).

Tùy theo quyết định của các tổ chức, việc bổ sung các dữ liệu đặc tả hình ảnh 3D cấp có thể được áp dụng. Khuyến nghị về việc đặt tên cho các giao thức hình ảnh kỹ thuật số 3D thuận lợi trong quá trình sử dụng.

10.2  Các lưu ý dữ liệu đặc tả trong quy trình nghiệp vụ số hóa 3D

Bất cứ nơi nào có thể, các dữ liệu đặc tả mô tả các quy trình nghiệp vụ và các chức năng quản lý dữ liệu liên quan đến quy trình nghiệp vụ nên được quản trị và kế tha bởi hình ảnh kỹ thuật số 3D cụ thể. Dữ liệu đặc tả này nên được bắt nguồn từ/hoặc đưa vào khuôn khổ của tổ chức để quản lý dữ liệu kỹ thuật số 3D và phù hợp với tiêu chuẩn ISO 23081-1: 2018, ISO 19775-1:2013. Dữ liệu đặc tả khác mô tả quá trình số hóa 3D và đặc điểm cụ thể của hình ảnh 3D được số hóa 3D có thể đưa vào, như được nêu ở trên.

10.3  Các lưu ý dữ liệu đặc tả cho dự án số hóa 3D

Trong trường hợp việc truy cập vào nội dung là chủ yếu thì cần tập trung hơn với việc đánh ch số các điểm thường xuyên được tìm kiếm. Các hình ảnh 3D có thể được quản lý giống như các dữ liệu riêng biệt, chứ không chỉ đơn giản là các trường liên kết, đặc biệt là nếu có ý định để người dùng từ bên ngoài truy cập thông qua web. Các tổ chức nên tập trung vào đánh chỉ số các trường cần thiết để tạo thuận lợi cho việc truy cập tới nội dung ở mức sâu hơn.

11  Quản lý và lưu trữ dữ liệu số hóa 3D

Suốt quá trình thực hiện các giai đoạn của một dự án số hóa 3D, yêu cầu quản lý dữ liệu phải được đưa vào để đảm bảo rằng nguồn dữ liệu ban đầu và các dữ liệu số hóa 3D là toàn vẹn và trong suốt. Quá trình này phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 7420-1:2004 (ISO 15489-1:2001).

11.1  Lựa chọn định dạng tệp lưu trữ

Sau khi có các hình ảnh số hóa 3D, cần xác định loại tệp dữ liệu (ví dụ như VRML hay XML,...) được sử dụng để lưu trữ dữ liệu 3D trong hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu 3D.

Một khi đã xác định được định dạng tệp dữ liệu 3D thì các dữ liệu hình ảnh 3D đã đáp ứng tất cả yêu cầu kiểm tra chất lượng, nó phải được đưa vào lưu trữ trong cơ sở dữ liệu 3D ngay lập tức để tránh ảnh hưởng chất lượng hoặc bị can thiệp sai lệch tính trung thực của dữ liệu gốc.

Tùy theo yêu cầu của dự án và chính sách quản lý hợp pháp dữ liệu, một số quá trình số hóa 3D có thể yêu cầu một bước xác nhận mà hình ảnh 3D được số hóa 3D được chứng nhận như là đầy đủ và chính xác trước khi nó có thể được coi như là bản cuối cùng.

Hình ảnh số hóa 3D có thể được chuyển đến thiết bị lưu trữ dữ liệu 3D trung chuyển trước khi được chuyển đến vị trí lưu trữ dữ liệu 3D cuối cùng, nhưng thậm chí lưu trữ dữ liệu 3D tạm thời cũng phải được an toàn.

11.2  Lựa chọn hệ thống quản lý

Cần lựa chọn hệ thống quản lý dữ liệu 3D tiên tiến và phù hợp với sự phát triển công nghệ 3D tại thời điểm số hóa vật thể và lưu trữ dữ liệu 3D. Trong trường hợp các hình ảnh số hóa 3D được sử dụng như dữ liệu hiện tại hoặc sẽ được sử dụng trong quy trình hiện tại thì quy trình này nên được tích hợp với các thông tin nghiệp vụ khác hoặc hệ thống quản lý dữ liệu điện tử.

Điều này đảm bảo rằng các hình ảnh s hóa 3D được tha hưởng việc phân loại quy trình nghiệp vụ và dữ liệu đặc tả liên quan tới quy trình nghiệp vụ sẽ được đưa vào trong quy trình nghiệp vụ và tăng cường tính xác thực bằng cách tích hợp với hệ thống thông tin nghiệp vụ.

Dự án số hóa 3D thường được thực hiện như một biện pháp bảo quản để kéo dài tuổi thọ của các dữ liệu không kỹ thuật số 3D dễ mất mát hoặc để tăng truy cập của người dùng đến nội dung thông tin của dữ liệu và thường được đầu tư mạnh. Trong trường hợp kết quả của các dự án này không được liên kết ngay lập tức với một hệ thống thông tin nghiệp vụ đã tồn tại, thì cũng cần phải xem xét luôn việc đảm bảo sự phù hợp với hệ thống đối với các quá trình như định danh, đánh chỉ số, phân loại, kiểm soát an ninh và truy cập, quản lý bản quyền và bảo quản.

11.3  Quản lý dữ liệu gốc

Dữ liệu nguồn phi kỹ thuật số nên được quản lý một cách thích hợp cho đến khi được đưa vào bảo quản.

Trường hợp dữ liệu nguồn phi kỹ thuật số được giữ lại vì lý do gì đó chứ không phải để kiểm soát chất lượng, hoặc không được ủy quyền cho việc tiêu hủy, hệ thống điều khiển cần được áp dụng. Những hình ảnh kỹ thuật số 3D và các dữ liệu nguồn phi kỹ thuật số nên được liên tục liên kết.

Các dữ liệu gốc nên được tổ chức để tối ưu hóa việc thu hồi và cho phép thực hiện hiệu qu việc quản lý và bố trí quy trình.

Dự án số hóa 3D hiếm khi nào cho phép tiêu hủy của các dữ liệu gốc. Sau khi quá trình số hóa 3D, dliệu nguồn được trả về nguyên vẹn với vị trí của nó từ trước đó để có thể hoạt động như trước khi số hóa 3D trong trường hợp cần thiết.

11.4  Ghi nht ký

Để đảm bảo cho khả năng để xem xét từng giai đoạn, theo dõi dữ liệu và quy trình thì việc sử dụng lưu vết nên được thực hiện trong suốt quá trình số hóa 3D.

Dữ liệu số hóa 3D và chưa số hóa 3D để đảm bảo chất lượng luôn phải đi kèm với 1 hệ thống quản lý

Dữ liệu số hóa 3D và chưa số hóa 3D để đảm bảo chất lượng luôn phải đi kèm với 1 hệ thống quản lý chuẩn mực và đảm bảo được các yêu cầu bắt buộc.

12  Xác định dữ liệu đặc tả trong quy trình số hóa 3D

Trong quy trình số hóa 3D, dữ liệu đặc tả được sử dụng để mô tả các thông tin hành chính, ngày giờ, thời gian, địa điểm, cấu trúc vật thể, nguồn gốc vật thể, đặc điểm của dữ liệu số hóa 3D từ đối tượng thực tế, gồm có các thông tin tham chiếu đến việc lưu trữ dữ liệu 3D số hóa trong cơ sở dữ liệu.

Trong hình mô tả quy trình số hóa dữ liệu 3D, trong đó các quá trình bắt buộc áp dụng dữ liệu đặc tả ở tất cả các giai đoạn, từ các bước 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và được đánh dấu màu xám, trong ô nhỏ bên dưới góc phía bên phải. Trong quy trình số hóa 3D, cả 7 bước, từ lập kế hoạch đến lưu trữ dữ liệu đều có ô được bôi xám có trích xuất dữ liệu đặc tả (dữ liệu đặc tả) khi số hóa đối tượng 3D và chi tiết quy trình tạo lập dữ liệu đặc tả được mô tả cụ thể trong các phần tiếp theo.

12.1  Dữ liệu đặc tả tại thời điểm chụp quét dữ liệu 3D

Dữ liệu đặc tả tại thời điểm chụp quét dữ liệu 3D bao gồm thông tin hành chính, bối cảnh tạo ra dữ liệu 3D, vị trí vật thể, ngày tháng, người quét, đơn vị thực hiện quét 3D và dữ liệu đặc tả có liên quan về nội dung, hình thức, cấu trúc và đặc tính kỹ thuật của các vật thể quét 3D. Chúng cho phép các dữ liệu 3D được sử dụng trong một hệ thống ứng dụng hoặc các thông tin và làm cho dữ liệu 3D có thể dễ đọc được, dễ truy xuất, có thể sử dụng và dễ hiểu. Bối cảnh của dữ liệu 3D bao gồm thông tin về các quy trình nghiệp vụ, trong đó chúng được tạo ra. Những dữ liệu đặc t sẽ cho phép người sử dụng hiểu được độ tin cậy của cơ quan tạo thành, môi trường, trong đó dữ liệu 3D được tạo ra, mục đích hoặc hoạt động nghiệp vụ đang được thực hiện và các mối quan hệ của chúng với các dữ liệu 3D hoặc tập hợp khác. Các dữ liệu đặc tả tài liệu về bối cảnh kinh doanh nên là một phần không thể thiếu của các dữ liệu 3D sản xuất bởi tác giả và chúng cần phải được chụp, quét 3D cùng một lúc như khi vật thể được đưa vào hệ thống lưu trữ.

Cấu trúc của một khối dữ liệu 3D bao gồm:

a) cấu trúc bề mặt vật thể, đối tượng quét, chất liệu vật lý hoặc kỹ thuật;

b) cấu trúc hợp lý của dữ liệu 3D, tức là mối quan hệ giữa các yếu tố dữ liệu bao gồm các dữ liệu mô tả đối tượng 3D.

Những yếu tố này cũng quan trọng như nội dung. Dữ liệu đặc tả về các khía cạnh kỹ thuật nên mô tả hệ thống mà các dữ liệu 3D được quét, tạo ra hoặc được chụp hình 3D, và các đặc tính kỹ thuật của các thành phần kỹ thuật số trong đó chúng được chứa đựng.

12.2  Dữ liệu đặc tả mô tả sau thời điểm quét 3D

Tất cả quy trình quản lý dữ liệu 3D thực hiện trên một dữ liệu 3D, hoặc cho một nhóm hay tập hợp các dữ liệu 3D và nên được ghi lại. Để bảo quản dữ liệu 3D và đảm bảo tính xác thực, độ tin cậy, khả năng sử dụng và tính toàn vẹn của chúng theo thời gian, cần xây dựng dữ liệu đặc tả quy trình quản lý dữ liệu 3D (trong tài liệu này được gọi là "dữ liệu đặc tả quy trình"). Những dữ liệu đặc tả này bao gồm thông tin về các quy trình quản lý đã được hoặc sẽ được áp dụng cho mỗi dữ liệu 3D. Mức độ chi tiết ghi lại quy trình quản lý dữ liệu 3D sẽ khác nhau tùy theo nhu cầu quản lý được xác định trước. Dữ liệu đặc tả về quy trình quản lý dữ liệu 3D có thể được áp dụng trong suốt sự tồn tại của dữ liệu 3D. Quy trình quản lý dữ liệu 3D cũng tạo và sử dụng dữ liệu đặc tả kỹ thuật cho biên dịch và sản sinh của các dữ liệu 3D kỹ thuật số, cần được ghi nhận. Ngoài ra, bất kỳ thay đổi trong nội dung dữ liệu 3D, bối cảnh và cấu trúc do các hoạt động quản lý cần được ghi nhận.

Quy trình nghiệp vụ truy cập vào dữ liệu 3D cũng phải được ghi lại trong dữ liệu đặc tả trong suốt cuộc đời của dữ liệu 3D. Công việc này bao gồm kết hợp dữ liệu 3D với hành động, xây dựng hành động và các dữ liệu 3D khác.

Tất cả các dữ liệu đặc tả về dữ liệu 3D và những phát sinh trong quản lý và sử dụng cũng tạo thành một dữ liệu 3D: dữ liệu đặc tả cũng phải được quản lý. Nó là điều cần thiết để giữ lại những dữ liệu đặc tả này ít nhất là cho đến khi các dữ liệu 3D ban đầu tồn tại. Trong trường hợp chuyển nhượng dữ liệu 3D, hoặc bằng cách chuyển giao tạm quyền sở hữu, hoặc bằng cách phá hủy, một số dữ liệu đặc tả về chúng vẫn có thể là cần thiết để giải thích cho sự tồn tại, quản lý và chuyển nhượng của chúng.

12.3  Dữ liệu đặc tả hỗ trợ truy cập các bản ghi

Tạo và áp dụng dữ liệu đặc tả để truy xuất, quản lý khối dữ liệu 3D có thể và nên xảy ra tại nhiều điểm trong suốt sự tồn tại của chúng.

Phần lớn các dữ liệu đặc tả mô tả trong mục này sẽ được tạo ra trong quá trình thu nhận, đăng ký, phân loại của dữ liệu 3D, như mô tả trong TCVN 7420-1:2004 (ISO 15489-1:2001). Điều này sẽ xác định dữ liệu 3D tại thời điểm thu nhận, sửa chữa nó cho phù hợp với công việc của mình và cho phép các quy trình quản lý xảy ra.

Tạo ra dữ liệu đặc tả và chụp quét 3D nên tiếp tục sau mỗi thế hệ dữ liệu 3D. Dữ liệu đặc tả cần phải được cập nhật như dữ liệu 3D khi tham gia các công việc khác nhau, như thay đổi cách quản lý và khi hệ thống dữ liệu 3D được chuyển từ một tổ chức tới tổ chức khác. Dữ liệu đặc tả cần phải phản ánh được tất cả những thay đổi. Điều này được gọi là quá trình tạo lập dữ liệu đặc tả hỗ trợ truy cập các bản ghi.

Chụp và duy trì các dữ liệu đặc tả sẽ xảy ra như là một phần bình thường của hoạt động kinh doanh và quản lý dữ liệu.

13  Cấu trúc dữ liệu đặc tả

Để tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa các yếu tố dữ liệu đặc tả và làm cho chúng trở nên có ý nghĩa, chúng cần phải được cấu trúc, ví dụ, bằng lược đồ. Các cơ quan, bao gồm cả quản lý dữ liệu 3D, nên phát triển lược đồ để mô tả các dữ liệu 3D mà chúng tạo ra, thu và quản lý, bao gồm thông tin theo ngữ cảnh liên quan đến quy trình nghiệp vụ và các đại lý. Các lược đồ phải được duy trì theo thời gian để phản ánh những thay đổi trong bối cảnh tổ chức và doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa các lược đồ mới và những người mà chúng thay thế cần được xác định và tài liệu.

Lược đồ dữ liệu đặc tả mô tả các thực thể, yếu tố và mối quan hệ của chúng. Lược đồ cũng hỗ trợ mô tả của cấu trúc tài liệu (ví dụ như với các ngôn ngữ đánh dấu, như XML) và rất quan trọng cho việc quản lý cơ sở dữ liệu có chứa thông tin mô tả này.

Ví dụ như loại tệp lưu trữ VRML hoặc XML để xác định cấu trúc tài liệu, cấu trúc cơ sở dữ liệu hoặc các đối tượng khác, và lược đồ khái niệm về cơ sở dữ liệu quan hệ hoặc hướng đối tượng.

Cấu trúc dữ liệu đặc tả và các yếu tố dữ liệu đặc tả được định nghĩa thêm một chương trình mã hóa. Các chương trình mã hóa xác định các giá trị hoặc cú pháp của một nguyên tố dữ liệu đặc tả.

Ví dụ về các chương trình mã hóa bao gồm các công cụ được xác định trước cho quản lý dữ liệu 3D theo quy định tại tiêu chuẩn TCVN 7420-1:2004 (ISO 15489-1:2001), hệ thống phân loại cho các hoạt động kinh doanh, hệ thống phân loại để truy cập và lịch trình bảo mật và định đoạt.

Lợi ích của các lược đồ và các chương trình bao gồm:

a) tạo điều kiện cho quản lý tổng hợp và thống nhất của dữ liệu đặc tả;

b) cho phép khả năng tương tác bằng cách so sánh hoặc lập bản đồ bộ khác nhau của dữ liệu đặc tả;

c) thể hiện mối tương quan của các yếu tố và ngữ nghĩa của chúng;

d) kiểm soát các mối quan hệ giữa các yếu tố dữ liệu đặc tả và ngữ nghĩa vốn có;

e) bảo đảm và duy trì tính nhất quán trong hệ thống thông tin (ví dụ như ghi lại hệ thống);

f) cho phép phát triển các bộ phận khác, tách hoặc gắn với các hệ thống thông tin;

g) cung cấp một cơ sở cho sự phát triển của hệ thống thông tin hoặc cơ sở dữ liệu.

13.1  Cấu trúc dữ liệu đặc tả dùng cho lưu trữ dữ liệu

Dữ liệu đặc tả dùng cho lưu trữ dữ liệu liên quan đến:

- thông tin hành chính về quá trình số hóa 3D: ngày tháng, thời gian, địa điểm, vật thể, chủng loại, cơ quan quét 3D,...

- các dữ liệu bao gồm các tài liệu tạo ra từ các phần mềm quét 3D, phần mềm mô hình, xử lý thông tin, phân tích, xử lý đám mây điểm và hình ảnh 3D. Dữ liệu cũng có thể là tập hợp các trường dữ liệu trong một hệ thống cơ sở dữ liệu;

- tập hợp các dữ liệu bao gồm tập hợp các tệp tin (vật lý hoặc ảo), chuỗi các dữ liệu lưu trữ và hệ thống lưu trữ dữ liệu.

Các thuộc tính của dữ liệu đặc tả dùng cho lưu trữ dữ liệu với dữ liệu 3D được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1 - Các thuộc tính của dữ liệu đặc tả dùng cho lưu trữ dữ liệu với dữ liệu 3D

Thuộc tính

Đối chiếu TCVN 7980: 2008

Đối chiếu AGRMS

1. Phân loại bề mặt

 

Face Category

2. Phân loại vật thể

 

Category

3. Định danh

Định danh (bổ sung thêm thuộc tính con chuỗi định danh, giá trị định danh)

Identifier

4. Tiêu đề

Tiêu đề (tương thích toàn bộ)

Name

5. Tác giả

Tác giả (tương thích toàn bộ)

 

6. Ch đề

Chủ đề (tương thích toàn bộ)

Keyword

7. Mô tả

Mô tả (tương thích toàn bộ)

Description

8. Ngày

Ngày tháng (bổ sung thêm thuộc tính con ngày bắt đầu, ngày kết thúc)

Date Range

9. Phân loại bảo mật

 

Security Classification

10. Quyền

Quyền (bổ sung thêm thuộc tính con kiểu quyền, trạng thái quyền)

Rights

11. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ (tương thích toàn bộ)

Language

12. Phạm vi

Phạm vi (bổ sung thêm thuộc tính con phạm vi thẩm quyền, phạm vi thời gian, phạm vi không gian)

Coverage

13. Loại bỏ

 

Disposal

14. Định dạng

Định dạng (bổ sung thêm thuộc tính con tên định dạng, phiên bn định dạng, tên ứng dụng, phiên bản ứng dụng)

Format

15. Độ lớn

 

Extent

16. Phương tiện lưu trữ

 

Medium

17. Vị trí

 

Location

18. Kiểu

Kiểu (tương thích toàn bộ)

Document Form

19. Loại máy quét 3D

 

 

20. Chất liệu đối tượng

 

 

13.2  Xác định dữ liệu đặc tả

Dữ liệu đặc tả được sử dụng để mô tả các đối tượng, các thông tin cần thiết để lưu trữ.

Tất cả hình ảnh được số hóa 3D nên được chỉ định dữ liệu đặc tả cho quá trình số hóa tài liệu và hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ đang diễn ra. Các tổ chức, cơ quan có thể đưa ra các yêu cầu cụ thể và để tối đa hóa sự kế tha các giá trị dữ liệu từ các hệ thống và thiết bị hiện có. Quy trình quản lý dữ liệu đặc tả nên tối đa hóa tự động chụp dữ liệu đặc tả, giảm thiểu việc xử lý thủ công.

Dữ liệu đặc tả kết hợp với hình ảnh là một thành phần thiết yếu trong việc quản lý và truy vấn các hình ảnh.

Hai loại dữ liệu đặc tả nên được lưu lại:

- dữ liệu đặc tả cụ thể cho các vật thể 3D, hình ảnh quét cụ thể và quá trình xử lý ảnh;

- dữ liệu đặc tả về dữ liệu 3D, công việc đang thực hiện và tổ chức có liên quan đến nghiệp vụ.
Phần lớn các dữ liệu đặc tả này có thể được tự động sinh ra bởi các phần mềm phân t
ích đám mây điểm, xử lý mô hình 3D và các phần cứng như máy quét 3D được sử dụng để quản lý quá trình số hóa. Cần được giảm thiểu càng nhiều càng tốt việc xử lý thủ công.

Dữ liệu đặc tả có thể được nhúng với các nguồn tài nguyên tại thông tin tiêu đề, hoặc có thể được quản lý trong một hệ thống riêng biệt, hoặc cả hai, nhưng trong c hai trường hợp đó phải có một mối quan hệ trực tiếp hoặc liên hệ giữa chúng; tức là khi dữ liệu đặc tả nằm trong một hệ thống riêng biệt, nó có liên kết trực tiếp đến các dữ liệu 3D. Dữ liệu đặc tả cũng có thể được đóng gói trong các định dạng hình ảnh 3D.

14  Tạo lập dữ liệu đặc tả

Quá trình số hóa bao gồm bảy giai đoạn mà dữ liệu đặc tả phải được áp dụng. Các giai đoạn này là:

- Lập kế hoạch;

- Chuẩn bị

- Quét đối tượng 3D;

- Xử lý dữ liệu 3D;

- Dung sai số hóa dữ liệu 3D;

- Tập chỉ mục và dữ liệu đặc tả;

- Quản lý, lưu trữ dữ liệu.

Có hai loại thông tin đánh chỉ số: Thông tin tiểu sử và thông tin thư mục. Thông tin tiểu sử giao dịch với vòng đời của các tập tin dữ liệu 3D, các hình ảnh 3D và liên quan đến bối cảnh của các thuộc tính dữ liệu 3D và tập tin đó phải được giữ lại, đăng nhập và xác nhận trong quá trình số hóa 3D.

Các định nghĩa về nghĩa vụ trong đánh chỉ số bao gồm:

- Bắt buộc - thuộc tính phải có;

- Bắt buộc nếu có - thuộc tính phải được cung cấp, nếu phù hợp với bối cảnh công việc và/hoặc các nguồn lực (đối tưng nghiệp vụ);

- Khuyến nghị - nên được sử dụng nếu phù hợp với bối cảnh kinh doanh và / hoặc các nguồn lực (đối tượng kinh doanh);

- Tùy chọn - tùy thuộc vào yêu cầu mà có lựa chọn cụ thể.

14.1  Dữ liệu đặc tả về quy luật nghiệp vụ, chính sách và ủy nhiệm tại thời điểm quét 3D

Các thông tin liên quan đến số hóa nghiệp vụ, chính sách và ủy nhiệm được mô tả trong Bảng 2.

Bảng 2 - Đánh chỉ số tiểu sử

Nghĩa vụ

Quá trình số hóa 3D

Các thuộc tính đánh chỉ số s hóa 3D

Bắt buộc

Quét dữ liệu 3D

- Đối tượng, dữ liệu 3D liên quan;

- Ngày và thời gian số hóa 3D (thời gian được khuyến khích, nhưng không bắt buộc);

- Số lượng vật thể được số hóa;

- Người vận hành máy quét 3D và tên, nhãn hiệu, quốc gia sản xuất máy quét 3D;

- Thông tin tham khảo chéo về dữ liệu 3D.

Bắt buộc

Quét lại (nếu quá trình này là cần thiết)

- Đối tượng, dữ liệu 3D liên quan;

- Ngày và thời gian số hóa 3D (thời gian được khuyến khích, nhưng không bắt buộc);

- S lượng vật thể được số hóa;

- Người vận hành máy quét 3D và tên, nhãn hiệu, quốc gia sản xuất máy quét 3D;

- Thông tin tham khảo chéo về dữ liệu 3D.

Bắt buộc

Đảm bảo chất lượng (khi hoàn thành)

- Tài liệu tham khảo hàng loạt (bắt buộc cho hàng loạt đầu vào);

- Người thực hiện đảm bảo chất lượng;

- Ngày phê duyệt kiểm tra đảm bảo chất lượng.

Bắt buộc nếu có thể

Chuyển dữ liệu 3D

- Ngày chuyển

- Tiêu đề chuyển

- Chuyển mô tả

- Lý do chuyển

- Tiếp nhận chuyển

Một số hoặc tất cả các thông tin này có thể được lấy tự động bởi máy quét và phần mềm số hóa 3D. Trong trường hợp chuyển giao để đảm bảo lưu trữ, điều quan trọng là phải biết ngày chuyển giao để xác định bất kỳ sự chậm trễ nào đó có hợp lý không. Tổ chức cần thực hiện các thủ tục để ngăn chặn bất kỳ hình thức sửa đổi sau khi hình ảnh đã được lấy một cách phù hợp và lập chỉ mục.

14.2  Dữ liệu đặc tả về quy luật nghiệp vụ, chính sách và ủy nhiệm sau khi quét 3D

Thông tin liên quan đến nội dung và bối cảnh của nghiệp vụ, chính sách và ủy nhiệm xử lý dữ liệu 3D. Các quyết định lưu giữ và lấy thông tin phải được thực hiện ở phần đầu của một dự án số hóa 3D. Thông tin này phải được giữ lại và sau đó kết hợp với các dữ liệu 3D, tốt nhất là bằng các phương tiện tự động hoặc bằng cách nhập dữ liệu thủ công (xác minh kép yêu cầu, trong đó các sản phẩm được nhập hai lần để đảm bảo độ chính xác) trong quá trình số hóa 3D. Các điều khoản thông tin, thư mục sau đây là những yêu cầu cần được lập chỉ mục được mô tả trong Bảng 3:

Bảng 3 - Đánh chỉ số thư mục

Nghĩa vụ

Các thuộc tính đánh chỉ số số hóa

Bắt buộc

- Người tạo

- Ngày tạo

- Ngày thay đổi

- Tiêu đề chính thức

- Độ nhạy

Bắt buộc (nếu có thể)

- Tiêu đề phụ

- Mô tả

- Định dạng

- Ngôn ngữ

- Hoàn cảnh

- Định danh

Đề nghị

- Loại

- Chủ đề

Tùy chọn

- Mức độ

14.3  Dữ liệu đặc tả hình ảnh 3D

Dữ liệu đặc tả hình ảnh 3D nên được tạo ra tự động tại thời điểm quét dữ liệu 3D, hoặc chụp ảnh kỹ thuật số 3D trực tiếp từ các thiết bị số hóa và nên tránh việc nhập dữ liệu thủ công được giao cho bất kỳ người nào.

Ngoài các dữ liệu đặc tả thừa hưởng từ quá trình quét 3D và ghi lại để quản lý dữ liệu 3D, hoặc đánh chỉ số và tìm kiếm dữ liệu đặc tả, dữ liệu đặc tả hình ảnh 3D bao gồm:

- định danh duy nhất hình ảnh kỹ thuật số 3D;

- ngày và giờ số hóa 3D;

- tên của đại lý liên quan đến quá trình số hóa 3D (ví dụ như tên của văn phòng thuê ngoài hoặc tên của các bộ phận số hóa 3D);

- máy quét 3D hoặc thiết b s hóa (phần cứng và phần mềm);

- ngày hiệu chuẩn mới nhất (nếu có).

Tùy theo quyết định của các tổ chức, việc bổ sung các dữ liệu đặc tả hình ảnh cấp có thể được áp dụng.

Khuyến nghị về việc đặt tên cho các giao thức hình ảnh kỹ thuật số 3D và thư mục phải đảm bảo tính thuận tiện và dễ nhận biết, phân loại dữ liệu số hóa 3D.

14.4  Các lưu ý dữ liệu đặc tả trong quy trình nghiệp vụ số hóa 3D

Bất cứ nơi nào có thể, các dữ liệu đặc tả mô tả các quy trình nghiệp vụ và các chức năng quản lý các dữ liệu 3D liên quan đến quy trình nghiệp vụ nên được quản trị, và được quyền tha kế bởi các khối dữ liệu 3D cụ thể.

Dữ liệu đặc tả này nên được bắt nguồn từ, hoặc đưa vào khuôn khổ của tổ chức để quản lý dữ liệu 3D kỹ thuật số và phù hợp với tiêu chuẩn ISO 23081-1: 2018. Dữ liệu đặc tả khác mô tả quá trình số hóa 3D và đặc điểm cụ thể của dữ liệu 3D được số hóa từ vật thể thực tế có thể được đưa vào, như được nêu ở trên.

14.5  Các lưu ý dữ liệu đặc tả cho dự án số hóa 3D

Trong trường hợp việc truy cập vào nội dung là chủ yếu thì cần tập trung hơn với việc đánh chỉ số các điểm thường xuyên được tìm kiếm. Các dữ liệu 3D có thể được quản lý giống như các bản ghi riêng biệt, chứ không chỉ đơn giản là các trường liên kết, đặc biệt là nếu có ý định để người dùng từ bên ngoài truy cập thông qua trang web. Các tổ chức nên tập trung vào đánh chỉ số các trường cần thiết để tạo thuận lợi cho việc truy cập tới nội dung ở mức sâu hơn.

15  Các lưu ý cần thiết khi tạo lập dữ liệu đặc tả trong quy trình số hóa 3D

15.1  Lưu ý về thủ tục tạo lập dữ liệu đặc tả

Trong quy trình số hóa 3D, các thủ tục cần thiết để đảm bảo xây dựng dữ liệu đặc tả khi thực hiện quét đối tượng 3D, gồm có:

- Thủ tục kiểm tra phải được thực hiện để đánh giá chất lượng dữ liệu đặc tả được gán cho hình ảnh 3D. Các vấn đề có thể được xem xét trong việc kiểm tra chất lượng của dữ liệu đặc tả là:

- Tuân thủ các tiêu chuẩn của chính sách thể chế hoặc các yêu cầu của dự án số hóa 3D;

- Thủ tục chứa hình ảnh 3D với dữ liệu đặc tả không đầy đủ;

- Liên quan và chính xác của dữ liệu đặc tả;

- Nhất quán trong việc tạo ra các dữ liệu đặc tả và trong việc chú thích của dữ liệu đặc tả;

- Đánh giá tính hữu ích của các dữ liệu đặc tả được thu thập;

- Đồng bộ hóa các dữ liệu đặc tả được lưu trữ dữ liệu 3D tại các nơi, tức là phải được thực hiện để đảm bảo dữ liệu đặc tả được cập nhật một cách đồng bộ trên nhiều nơi (ví dụ như thông tin liên quan đến hình ảnh 3D có thể được lưu trữ dữ liệu 3D trong định dạng tệp tin TIFF (Tagged Image File Format), hệ thống quản lý dữ liệu kỹ thuật số 3D, và cơ sở dữ liệu khác);

- Tính đầy đủ của dữ liệu đặc tả - tất cả các điều kiện bắt buộc phải được thực hiện.

Bất cứ nơi nào có thể, các dữ liệu đặc tả mô tả các đối tưng trong cơ bản, các quy trình nghiệp vụ và các chức năng quản lý các dữ liệu liên quan đến đối tượng trong cơ bản nên được quản trị, và được quyền thừa kế bi dữ liệu kỹ thuật số cụ thể.

Dữ liệu đặc tả đối tượng trong cơ bản này nên được bắt nguồn từ, hoặc đưa vào khuôn khổ của tổ chức để quản lý dữ liệu kỹ thuật số và phù hợp với tiêu chuẩn ISO23081-1: 2018. Dữ liệu đặc tả khác mô tả quá trình số hóa đối tượng trong cơ bản và đặc điểm cụ thể của dữ liệu được số hóa có thể được đưa vào, như được nêu ở trên.

Khuyến nghị đặt tên dữ liệu đặc tả tập tin: Kế hoạch đặt tên tập tin nên được xây dựng trước khi quét. Sự phát triển của một hệ thống đặt tên tập tin cần tính đến việc định danh do máy hay do con người đánh chỉ số (hoặc cả hai, trong trường hợp này, dữ liệu có thể có nhiều định danh). Tên tập tin phải có ý nghĩa (ví dụ tương quan các tập tin số hóa với các tài liệu gốc), hoặc không được mô tả (như là một chuỗi số tuần tự). Ý nghĩa của tên tập tin chứa dữ liệu đặc tả là tự tham khảo; tên tập tin không có mô tả mà được kết hợp với dữ liệu đặc tả được lưu trữ ở nơi khác phục vụ cho việc xác định các tập tin. Nhìn chung, các dự án quy mô nhỏ hơn có thể thiết kế tên tập tin mô tả để tạo điều kiện lựa chọn và truy vấn; dự án quy mô lớn có thể sử dụng tên do máy tính tạo ra và dựa vào một cơ sở dữ liệu tìm kiếm hiện đại và truy vấn dữ liệu đặc tả đối tượng trong cơ bản liên quan.

Nói chung, tên tập tin nên:

a) là duy nhất;

b) có cấu trúc nhất quán;

c) sử dụng đầu số không để tạo điều kiện sắp xếp theo số thứ tự;

d) tránh sử dụng các khoảng trắng trong tên tập tin, sử dụng dấu gạch chân như là một thay thế;

e) tránh sử dụng tên quá phức tạp hay dài dễ làm người dùng b lỗi trong quá trình nhập;

f) hạn chế độ dài của tên tập tin đến dưới 30 ký tự để tránh các vấn đề có thể xảy ra với chuyển đi giữa các hệ thống khác nhau;

g) sử dụng các ký tự chữ thường và phần mở rộng tên file;

k) sử dụng s và / hoặc chữ cái, nhưng không sử dụng các ký tự đặc biệt hoặc khoảng trắng vì có thể gây ra các lỗi với hệ điều hành;

Bản ghi dữ liệu đặc tả được nhúng trong tên tập tin (chẳng hạn như ngày quét, số trang, v.v) trong một vị trí khác ngoài các tên tập tin. Điều này cung cấp một mạng lưới an toàn để di chuyển các tập tin giữa các hệ thống trong tương lai, trong trường hợp họ phải được đổi tên. Đặc biệt, thông tin trình tự và các bộ phận kết cấu chính của các đối tượng đa phần phải được ghi rõ ràng trong các dữ liệu đặc tả cấu trúc và không chỉ gắn vào tên tập tin.

15.2  Dữ liệu đặc tả mô tả các đối tượng trong cơ bản

Dữ liệu đặc tả được sử dụng để mô tả các đối tượng trong cơ bản của số hóa 3D, gồm có các thông tin cần thiết để lưu trữ, tạo dựng đối tượng trong cơ bản.

Tất cả dữ liệu đối tượng trong cơ bản được số hóa nên được chỉ định dữ liệu đặc tả cho quá trình số hóa 3D và hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ để xác định đối tượng trong cơ bản đang diễn ra. Các tổ chức, cơ quan có thể đưa ra các yêu cầu cụ thể và để ti đa hóa sự kế thừa các giá trị dữ liệu từ các hệ thống và thiết bị hiện có. Quy trình quản lý dữ liệu đặc tả nên tối đa hóa tự động quét dữ liệu 3D, chụp dữ liệu đặc tả, giảm thiểu việc xử lý thủ công. Bất kỳ việc sử dụng, áp dụng dữ liệu đặc tả nên được thực hiện có sự tham khảo tiêu chuẩn ISO 23081-1:2018

Dữ liệu đặc tả kết hợp với dữ liệu là một thành phần thiết yếu trong việc quản lý và truy vấn các dữ liệu 3D.

Hai loại dữ liệu đặc tả nên được thu nhận là:

- dữ liệu đặc tả cụ thể cho các dữ liệu quét 3D, các dữ liệu cụ thể và quá trình xử lý ảnh 3D;

- dữ liệu đặc tả về dữ liệu công việc đang được thực hiện và đơn vị thực hiện. Phần lớn các dữ liệu đặc tả này có thể được tự động sinh ra bởi các phần mềm và phần cứng được sử dụng để quản lý quá trình số hóa 3D. Cần được giảm thiểu càng nhiều càng tốt việc xử lý thủ công.

Dữ liệu đặc tả có thể được nhúng với các nguồn tài nguyên tại thông tin tiêu đề, hoặc có thể được quản lý trong một hệ thống riêng biệt, hoặc cả hai, nhưng trong cả hai trường hợp đó phải có một mối quan hệ trực tiếp hoặc liên hệ giữa chúng; tức là khi dữ liệu đặc tả nằm trong một hệ thống riêng biệt, nó cần phải có liên kết trực tiếp đến các dữ liệu. Dữ liệu đặc tả cũng có thể được đóng gói trong các định dạng dữ liệu.

Trong quy trình số hóa 3D bao gồm 2 giai đoạn mà dữ liệu đặc tả cho đối tượng trong cơ bản phải được áp dụng. Các giai đoạn này là:

- Quét dữ liệu 3D: chụp ảnh (quét) sử dụng máy quét 3D;

Xử lý dữ liệu 3D (tạo bóng, làm mịn, tối ưu hóa, biểu diễn);

16  Xác định các đặc trưng đối tượng, lớp dữ liệu 3D

Xác định các đặc trưng dữ liệu 3D được thiết lập qua quét đối tượng, kết hp sử dụng các nguồn lực và các khối dữ liệu được truy cập thông qua các bảng màu định nghĩa trước. Đặc trưng gồm có các bảng tài nguyên mô hình, bảng nguồn ánh sáng, nhìn bảng tài nguyên, bảng tài nguyên kết cấu, bảng nguồn tô bóng, bảng nguồn tài liệu, bảng nguồn chuyển động, và nút bảng màu. Các bảng màu được thiết kế để kiểm soát quyền truy cập vào các nguồn tài nguyên và các nút để trợ giúp trong việc chia sẻ thông tin.

Một mục nhập bảng; Mỗi mục bảng chứa chỉ mục và một tham chiếu đến một đối tượng. Các mục được tổ chức trong một danh sách đặt hàng.

Một bảng đặc trưng được tổ chức như một danh sách có thứ tự các mục bao gồm một tên xác định và một tham chiếu đến một đối tượng hoặc một tham chiếu rỗng. Mục có thể được truy cập thông qua các bảng màu bởi việc chỉ định một tên hoặc bằng cách duyệt qua danh sách các mục chứa trong một bảng màu.

Một mục bảng màu mới được tạo ra bằng cách chỉ định một tên và một tham chiếu đến một đối tượng hoặc một tham chiếu rỗng. Các mục bảng màu được thêm vào danh sách các mục trong bảng màu. Bởi vì mục được xác định bi tên, mỗi tên trong một bảng phải là duy nhất. Nếu tên của một mục bảng màu mới giống như một mục nhập hiện có, các đường vào mới thay thế các mục hiện tại. Khi một mục bị xóa, nó được lấy từ danh sách các mục.

Để truy cập vào một mục trong một bảng, một đối tượng khách hàng chỉ định một tên xác định vào một bảng. Nếu một mục với tên đó tồn tại, các bảng trả về đối tượng tham chiếu hoặc tham chiếu rỗng, đó là sự kết hợp với các mục nhập thông tin.

Đối tượng bảng tham chiếu gián tiếp, một đối tượng có thể có tên cho một mục bảng không tồn tại. Nếu một đối tượng chỉ định một cái tên không có trong bảng màu, các đối tượng khác được cảnh báo rằng các mục nhập bảng màu không tồn tại. Các đối tượng có trách nhiệm trả lời một cách chính xác khi các bảng trả về một tham chiếu rỗng hay mục yêu cầu không tồn tại.

Đối tượng cũng có thể đăng ký với bảng như một người quan sát về một mục tài nguyên mô hình. Các đối tượng sau đó là thông báo của bảng màu khi thay đổi được thực hiện cho các mục hoặc các đối tượng tham chiếu. Mỗi bảng có một mục mặc định liên kết với nó. Các mục mặc định được xác định bởi các chuỗi rỗng. Các mục mặc định có thể không được sửa đi.

Các giá trị của các thuộc tính của mục mặc định đã được chọn để cung cấp hợp lý hoặc trung tính về hành vi cho các đối tượng sử dụng mặc định.

17  Xác định đối tượng hình học cơ bản

Đối tượng hình học cơ bản trong số hóa dữ liệu 3D là các thành phần hình học bao gồm bốn loại nút: hình dạng, hình học, tài sản hình học, và hiển thị. Các đối tượng cơ bản gồm có:

- Hình hộp

- Hình nón

- Hình trụ

- Hình cầu

- Khối mạng bề mặt lồi lõm

- Khối bề mặt lồi

- Bề mặt khía cạnh lồi lõm

Cùng với nhau, các loại nút (node) được sử dụng để mô tả các yếu tố dữ liệu của một thế giới đối tượng 3D. Hình dạng và hình học nút bao gồm nút liên kết một nút hình học với các nút xác định sự xuất hiện của hình học. Hình dạng nút phải là một phần của hệ thống phân cấp chuyển đổi để có kết quả rõ rệt, và hệ thống phân cấp chuyển đổi phải có hình dạng nút cho bất kỳ hình học để được nhìn thấy (các nút duy nhất mà làm cho kết quả nhìn thấy được hình dạng các nút và các hạch nền trong hiệu ứng môi trường).

Các thành phần khác có thể xác định thêm các loại nút hình học: nút hữu hình học, các nút thuộc tính hình học như phối hợp, màu sắc. Hình dạng nút có thể ch định một nút hiển thị mô tả các thuộc tính xuất hiện (vật liệu và kết cấu) để được áp dụng cho hình học của hình dạng. Dáng vẻ bên ngoài được mô tả trong các hình dạng thành phần.

Một số nút hình hc 3D chia sẻ lĩnh vực phổ biến dữ liệu để mô tả các thuộc tính của đối tượng 3D. Những lĩnh vực xác định đặt hàng đỉnh, nếu hình dạng là rắn, nếu hình dạng chứa khuôn mặt lồi, và ở góc độ một nhăn xuất hiện giữa khuôn mặt, và được đặt tên là bề mặt rắn, lồi tương ứng. Lĩnh vực hình học 3D thường được mô tả trong các thành phần đối tưng cơ bản trong các phần tiếp theo.

17.1  Hình hộp

Các đối tượng hình hộp định hình một hộp hình chữ nhật với hình tâm có tọa độ (0, 0, 0) trong các miền dữ liệu của đối tượng 3D, phối hợp hệ thống khối dữ liệu và phù hợp với các trục tọa độ. Theo mặc định, hình hộp có đơn v trong mỗi chiều, từ -1 đến +1. Các lĩnh vực xác định kích thước, mức độ ô dọc theo các chiều X, Y, và Z với trục tương ứng và giá trị của từng thành phần phải lớn hơn không.

Bảng dữ liệu đặc tả cho hình hộp 3D:

Thuộc tính

Diễn giải

Ghi chú

1. Định danh hình hộp

SFNode Box

SFNode - X3DMetadataObject

2. Kích thước mặt trước

Front Box (+Z)

SFVec3f - X3DMetadataObject

3. Kích thước mặt trên

Top Box (+Y)

SFVec3f - X3DMetadataObject

4. Kích thước mặt phải

Right Box (+X)

SFVec3f - X3DMetadataObject

6. Khối hộp kín

Solid

Giá trị TRUE/FALSE

Kết cấu hình hộp được áp dụng riêng cho từng khuôn mặt của hộp. Các kết cấu được ánh xạ lên nhau phải đối mặt với cùng một định hướng như dữ liệu được hiển thị bình thường trong bề mặt 2D. Trên khuôn mặt trên cùng của hộp, khi nhìn từ trên cao và nhìn xuống trục hướng về nguồn gốc với trục như xem hướng lên trên, kết cấu được ánh xạ lên mặt với cùng một định hướng như nếu dữ liệu được hiển thị bình thường trong dữ liệu 2D. Trên khuôn mặt phía dưới của hộp, khi nhìn từ bên dưới nhìn lên trục hướng về nguồn gốc với trục ngang như xem hướng lên, kết cấu được ánh xạ lên mặt với cùng một định hướng như thể các dữ liệu được hiển thị bình thường trong 2D.

17.2  Hình nón

Các đối tượng hình nón chỉ định một hình nón đó là trung tâm trong các bề mặt đối tượng 3D và hệ thống có trục trung tâm được gắn kết với trục tọa độ phối hợp. Các lĩnh vực xác định bán kính của cơ sở của hình nón, và các lĩnh vực chiều cao chỉ định chiều cao của hình nón từ trung tâm của đường cơ sở đáy đến đỉnh hình nón. Theo mặc định, hình nón có bán kính đơn vị 1,0 tại đáy và chiều cao đơn vị là 2.0.

Bảng dữ liệu đặc tả cho hình nón 3D:

Thuộc tính

Diễn giải

Ghi chú

1. Định danh hình nón

SFNode Cone

SFNode -X3DMetadataObject

2. Mặt đáy

Bottom

Giá trị TRUE/FALSE

3. Bán kính đáy

BottomRadius

SFFIoat - X3DMetadataObject

4. Chiều cao

Height

X3DMetadataObject

5. Bề mặt bên

Side

X3DMetadataObject

6. Khối nón kín

Solid

Giá trị TRUE/FALSE

Các trường phía trên xác định xem bề mặt của hình nón được tạo ra và các lĩnh vực dưới cùng xác định xem nắp đáy của hình nón được tạo ra. Trong các thuật toán xử lý dữ liệu 3D, một giá trị TRUE xác định rằng điều này một phần của hình nón tồn tại, trong khi giá trị FALSE xác định rằng phần này không tồn tại (không trả lại hoặc đủ điều kiện để thử nghiệm va chạm hoặc cảm biến giao nhau).

17.3  Hình trụ

Các đối tượng hình trụ (Cylinder) định ra một hình trụ có mũ tâm tại (0,0,0) ở các trục tọa độ phối hợp hệ thống và với một trục trung tâm định hướng dọc theo trục của tọa độ. Theo mặc định, hình trụ có kích thước vào trong cả ba chiều. Các lĩnh vực bán kính xác định bán kính của hình trụ và các lĩnh vực chiều cao ch định chiều cao của hình trụ dọc theo trục trung tâm. Cả hai bán kính và chiều cao sẽ lớn hơn không.

Bng dữ liệu đặc tả cho hình trụ 3D:

Thuộc tính

Diễn giải

Ghi chú

1. Định danh hình trụ

SFNode Cylinder

SFNode -X3DMetadataObject

2. Mặt đáy

Bottom

Giá trị TRUE/FALSE

3. Bán kính

Radius

SFFIoat - X3DMetadataObject

4. Chiều cao

Height

X3DMetadataObject

5. Bề mặt bên

Side

X3DMetadataObject

6. Mặt trên

Top

Giá trị TRUE/FALSE

7. Khối trụ kín

Solid

Giá trị TRUE/FALSE

Các đối tượng hình trụ có ba phần: mặt bên, phía trên và đáy. Mỗi phần có một trường liên quan cho biết xem phần tồn tại (TRUE) hoặc không tồn tại (FALSE). Các bộ phận là không tồn tại được không trả lại và không đủ điều kiện để thử nghiệm giao lộ (phát hiện va chạm hoặc kích hoạt cảm biến).

Khi một kết cấu được áp dụng cho một hình trụ, nó được áp dụng một cách khác nhau để các mặt bên, phía trên đầu, và phía dưới, ở hai bên, kết cấu quấn ngược chiều (từ trên cao) bắt đầu ở mặt sau của hình trụ. Các lĩnh vực của số hóa dữ liệu 3D xác định các hình trụ có thể nhìn thấy khi nhìn từ bên trong lĩnh vực hình học thông thường cung cấp một mô tả đầy đủ các bề mặt của đối tượng hình trụ.

17.4  Hình cầu

Các đối tượng hình cầu xác định một hình cầu có tâm tại (0, 0, 0) trong hệ tọa độ. Các thông số bán kính xác định bán kính của mặt cầu và phải lớn hơn không.

Thuộc tính

Diễn giải

Ghi chú

1. Định danh hình cầu

SFNode Sphere

SFNode -X3DMetadataObject

2. Bán kính

Radius

SFFIoat - X3DMetadataObject

3. Khối cầu kín

Solid

Giá trị TRUE/FALSE

Khi một kết cấu được áp dụng cho một hình cầu, kết cấu bao phủ toàn bộ bề mặt, bao trùm theo phía ngược chiều từ phía sau của hình cầu khi nhìn từ phía trên cùng của hình cầu. Các kết cấu có một đường kính ở lại nơi tọa độ mặt phẳng giao với giá trị cầu có điểm tiêu cự. Biến đổi bề mặt ảnh hưởng đến các tọa độ kết cấu của hình cầu.

17.5  Khối mạng bề mặt lồi lõm

Các khối mạng bề mặt lồi lõm (ElevationGrid) xác định một lưới hình chữ nhật đồng nhất của các chiều cao khác nhau trong tọa độ mặt phẳng của hệ tọa độ. Hình vẽ mô tả bởi một mảng vô hướng của giá tr chiều cao mà xác định chiều cao của một bề mặt trên mỗi điểm của lưới dạng mạng nhện.

Bảng dữ liệu đặc tả cho khối mạng bề mặt lồi lõm 3D:

Thuộc tính

Diễn giải

Ghi chú

1. Định danh khối

SFNode ElevationGrid

SFNode - X3DMetadataObject

2. Chiều cao

Height

X3DMetadataObject

3. Thuộc tính

Attrib

X3DMetadataObject

4. Màu sắc

Color

X3DMetadataObject

5. Bề mặt mây

fogCoord

X3DMetadataObject

6. Bề mặt chữ

texCoord

Giá trị TRUE/FALSE

7. Màu sắc đường

colorPerVertex

X3DMetadataObject

8. Góc cạnh

creaseAngle

X3DMetadataObject

9. Phương hướng X

xDimension

X3DMetadataObject

10. Phương hướng Y

yDimension

X3DMetadataObject

11. Phương hướng z

zDimension

X3DMetadataObject

12. Khoảng trống

zSpacing

X3DMetadataObject

13. Khối kín

Solid

Giá trị TRUE/FALSE

Khối mạng bề mặt lồi lõm xác định các lĩnh vực chiều đa hướng chỉ ra số phần tử của mảng chiều cao lưới theo các hướng khác nhau. Cả hai kích thước này phải lớn hơn hoặc bằng không. Nếu một trong hai hướng có giá trị ít hơn hai, các khối mạng bề mặt lồi lõm không chứa tứ giác.

17.6  Khối bề mặt lồi

Các khối bề mặt lồi đnh hình dạng hình học dựa trên một chiều cắt ngang hay dọc theo một chiều cột nằm trong hệ tọa độ địa phương. Các mặt cắt ngang có thể được thu nhỏ lại và luân phiên tại mỗi điểm cột để hình thành một loạt các hình dạng.

Một khối bề mặt lồi được xác định bởi:

- Một đường cong tuyến tính (được mô tả như là một loạt các đnh kết nối);

- Một đường cong 3D cột sống tuyến tính (còn được mô tả như là một loạt các đỉnh kết nối);

- Một danh sách các thông số quy mô 2D;

- Một danh sách các thông số định hướng 3D

Thuộc tính

Diễn giải

Ghi chú

1. Định danh khối

SFNode Extrusion

SFNode -X3DMetadataObject

2. Mảng băng ngang

set_crossSection

X3DMetadataObject

3. Phương hướng

Orientation

X3DMetadataObject

4. Tỷ lệ cong

Scale

X3DMetadataObject

5. Bề mặt

Convex

X3DMetadataObject

6. Điểm bắt đầu

beginCap

X3DMetadataObject

7. Điểm kết thúc

endCap

X3DMetadataObject

8. Góc cạnh

creaseAngle

X3DMetadataObject

9. Điểm xoay

Spine

X3DMetadataObject

10. Khối kín

Solid

Giá trị TRUE/FALSE

17.7  Bề mặt khía cạnh lồi lõm

Các bề mặt khía cạnh lồi lõm đại diện cho một hình dạng 3D được hình thành bằng cách xây dựng mặt (đa giác) từ đỉnh được liệt kê trong từng lĩnh vực biểu diễn. Các lĩnh vực này chứa các thông số và một hệ số phối hợp xác định các đỉnh 3D tham chiếu bởi các tọa độ. Khối bề mặt khía cạnh lồi lõm sử dụng các chỉ số trong lĩnh vực tọa độ riêng của nó để xác định khuôn mặt đa giác bằng cách đánh chỉ mục vào các tọa độ. Chỉ số âm sẽ chỉ ra rằng khuôn mặt hiện tại đã kết thúc và một trong những kế tiếp bắt đầu.

Bảng dữ liệu đặc tả cho khối bề mặt khía cạnh lồi lõm 3D:

Thuộc tính

Diễn giải

Ghi chú

1. Định danh khối

SFNode IndexedFaceSet

SFNode -X3DMetadataObject

2. Chiều cao

Height

X3DMetadataObject

3. Thuộc tính

Attrib

X3DMetadataObject

4. Màu sắc

Color

X3DMetadataObject

5. Màu sắc đường

colorIndex

X3DMetadataObject

6. Bề mặt mây

fogCoord

X3DMetadataObject

7. Bề mặt chữ

texCoord

X3DMetadataObject

8. Màu sắc đường

colorPerVertex

X3DMetadataObject

9. Góc cạnh

creaseAngle

X3DMetadataObject

10. Phương hướng X

xDimension

X3DMetadataObject

11. Phương hướng Y

yDimension

X3DMetadataObject

12. Phương hướng Z

zDimension

X3DMetadataObject

13. Bề mặt chữ đường tọa độ

texCoordIndex

X3DMetadataObject

14. Khoảng trống

zSpacing

X3DMetadataObject

15. Khối kín

Solid

Giá trị TRUE/FALSE

Mỗi mặt của khối hình dạng bề mặt khía cạnh lồi lõm đảm bảo:

- Ít nhất là ba đỉnh không trùng;

- Đỉnh đó xác định một đa giác phẳng;

- Đỉnh đó xác định một đa giác không tự cắt nhau.

Nếu không, kết quả là không xác định.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO/IEC 19775-1:2013 Extensible 3D (X3D) Part 1: Architecture and base components;

[2] ISO/TR 13028:2010 Information and documentation - Implementation guidelines for digitization of records;

[3] ISO 23081-1:2018 Information and documentation - Records management processes - Metadata for records - Part 1: Principles;

[4] ISO 23081-2:2009 Information and documentation - Managing metadata for records - Part 2: Conceptual and implementation issues.

 

MỤC LỤC

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Quy trình số hóa 3D

5  Lên kế hoạch số hóa 3D

5.1  Lựa chọn phương pháp số hóa 3D

5.1.1  Quy trình số hóa 3D hàng loạt hoặc theo yêu cầu số hóa 3D

5.1.2  Số hóa 3D tập trung hay không tập trung

5.2  Lựa chọn các thông số kỹ thuật

6  Chuẩn bị

6.1  Chuẩn bị đối tượng số hóa 3D

6.2  Thiết bị và phần mềm

6.3  ng dụng các kỹ thuật nâng cao

6.3.1  Nâng cao chất lượng hình ảnh 3D

6.3.2  Quản lý chú thích

6.3.3  Chất lượng hình ảnh 3D

6.3.4  Phương tiện lưu trữ dữ liệu 3D

7  Quét dữ liệu 3D

7.1  Kiểm soát chất lượng hoạt động máy quét 3D

7.2  Các tiêu chí chất lượng cho hình ảnh 3D

7.3  Xử lý lỗi quét dữ liệu 3D

7.3.1  Lỗi thực hiện

7.3.2  Lỗi quy trình

7.3.3  Lỗi điều hành

8  Xử lý các lớp dữ liệu trong quá trình số hóa 3D

8.1  Tô bóng, tối ưu hóa và xử lý bề mặt

8.2  Trình diễn vật thể 3D

9  Xử lý dung sai số hóa 3D và chất lượng dữ liệu 3D

9.1  Xử lý dung sai số hóa 3D

9.2  Quản lý chất lượng s hóa 3D

9.2.1  Đảm bảo chất lượng

9.2.2  Xem xét kiểm tra chất lượng

10  Lập chỉ mục và dữ liệu đặc tả để truy xuất dữ liệu

10.1  Dữ liệu đặc tả ảnh

10.2  Các lưu ý dữ liệu đặc tả trong quy trình nghiệp vụ s hóa 3D

10.3  Các lưu ý dữ liệu đặc tả cho dự án số hóa 3D

11  Quản lý và lưu trữ dữ liệu số hóa 3D

11.1  Lựa chọn định dạng tệp lưu trữ

11.2  Lựa chọn hệ thống quản lý

11.3  Quản lý dữ liệu gốc

11.4  Ghi nhật ký

12  Xác định dữ liệu đặc tả trong quy trình số hóa 3D

12.1  Dữ liệu đặc tả tại thời điểm chụp quét dữ liệu 3D

12.2  Dữ liệu đặc tả mô tả sau thời điểm quét 3D

12.3  Dữ liệu đặc tả hỗ trợ truy cập các bản ghi

13  Cu trúc dữ liệu đặc tả

13.1  Cấu trúc dữ liệu đặc tả dùng cho lưu trữ dữ liệu

13.2  Xác định dữ liệu đặc tả

14  Tạo lập dữ liệu đặc tả

14.1  Dữ liệu đặc tả về quy luật nghiệp vụ, chính sách và ủy nhiệm tại thời điểm quét 3D

14.2  Dữ liệu đặc tả về quy luật nghiệp vụ, chính sách và ủy nhiệm sau khi quét 3D

14.3  Dữ liệu đặc tả hình ảnh 3D

14.4  Các lưu ý dữ liệu đặc tả trong quy trình nghiệp vụ số hóa 3D

14.5  Các lưu ý dữ liệu đặc tả cho dự án s hóa 3D

15  Các lưu ý cần thiết khi tạo lập dữ liệu đặc tả trong quy trình số hóa 3D

15.1  Lưu ý về thủ tục tạo lập dữ liệu đặc tả

15.2  Dữ liệu đặc tả mô tả các đối tượng trong cơ bản

16  Xác định các đặc trưng đối tượng, lớp dữ liệu 3D

17  Xác định đối tượng hình học cơ bản

17.1  Hình hộp

17.2  Hình nón

17.3  Hình trụ

17.4  Hình cầu

17.5  Khối mạng bề mặt lồi lõm

17.7  Bề mặt khía cạnh lồi lõm

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi