Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 15/2003/QĐ-UB Quảng Nam hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 15/2003/QĐ-UB
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 15/2003/QĐ-UB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/02/2003 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ |
tải Quyết định 15/2003/QĐ-UB
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
UỶ BAN NHÂN DÂN Số: 15/2003/QĐ-UB | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tam Kỳ, ngày 25 tháng 2 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT TỈNH QUẢNG NAM
--------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg, ngày 30/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 3214/QĐ-UB, ngày 02/10/2002 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư và Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường tỉnh Quảng Nam;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Những quy định chung.
1. Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh (sau đây viết tắt là Liên hiệp Hội tỉnh ) và các Hội thành viên của Liên hiệp Hội tỉnh chịu trách nhiệm tập hợp và phát huy trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chính sách, cơ chế, các đề án phát triển kinh tế - xã hội có tính chất phức tạp, ưu tiên của tỉnh, của các ngành và địa phương.
2. Trước khi phê duyệt, tổ chức thực hiện các đề án cần đặt yêu cầu cho Liên hiệp Hội tỉnh hoặc các Hội thành viên thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án thuộc cấp mình quản lý.
3. Mục đích hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội là cung cấp cho chủ đề án hoặc Hội đồng thẩm định đề án các cơ sở, luận cứ khoa học độc lập, khách quan trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện các đề án.
4. Tính chất hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh là tập hợp chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn, uy tín và kinh nghiệm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu, tư vấn đối với các đề án của tỉnh, các ngành, địa phương. Hoạt động này không mang tính chất kinh doanh, dịch vụ thu lợi nhuận.
5. Giải thích từ ngữ: trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5.1. Tư vấn là hoạt động trợ giúp về tri thức, kinh nghiệm, cung cấp các thông tin tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt các đề án.
5.2. Phản biện là hoạt động cung cấp các thông tin tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đề ra.
5.3. Giám định xã hội là hoạt động theo dõi việc thực hiện đề án, đưa ra các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị kịp thời về việc tổ chức thực hiện, mục tiêu, nội dung hoặc chất lượng đề án.
Điều 2. Hình thức thực hiện.
1. Khi xét thấy cần thiết, chủ đề án hoặc Hội đồng thẩm định đề án đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp Hội tỉnh hoặc các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh đối với các đề án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình hoặc các đề án trình cấp trên phê duyệt.
2. Liên hiệp Hội tỉnh hoặc các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh tự đề xuất thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chính sách, cơ chế phát triển kinh tế - xã hội, các đề án của tỉnh hoặc của các ngành, địa phương mà mình quan tâm.
Điều 3. Trách nhiệm của cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội đề án.
1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tư liệu cần thiết, bảo đảm các điều kiện thuận lợi sử dụng cơ sở vật chất và kinh phí tư vấn theo quy định của Nhà nước hoặc thoả thuận với cơ quan thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Chi phí này được tính trong chi phí của đề án.
2. Xử lý các kiến nghị trong văn bản tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội hoặc của các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh. Văn bản tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh được tập hợp trong hồ sơ đề án gửi trình các cấp có thẩm quyền.
Điều 4. Trách nhiệm của Liên hiệp Hội tỉnh và các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh.
1. Thực hiện các biện pháp tổ chức thích hợp để tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các cơ quan, các Hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội các đề án theo yêu cầu, đạt chất lượng cao.
2. Đảm bảo yêu cầu về nội dung, tiến độ thực hiện và tính độc lập khách quan, trung thực của nội dung báo cáo kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội của mình.
3. Chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung tư vấn, phản biện và giám định xã hội những ý kiến do mình đề xuất.
4. Quản lý bảo mật ( nếu có yêu cầu ) các hồ sơ, tư liệu của đề án được cung cấp bảo quản các phương tiện kỹ thuật ( nếu được giao sử dụng ) và hoàn trả đầy đủ sau khi hoàn thành nhiệm vụ được yêu cầu.
Điều 5. Cơ chế tài chính.
Nguyên tắc xác định chi phí các hình thức hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội tỉnh và các Hội thành viên của Liên hiệp Hội tỉnh là phi lợi nhuận và thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước hoặc theo thoả thuận với cơ quan đặt yêu cầu.
Điều 6. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan và Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện và thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |