Trên thực tế, người lao động thường là bên yếu thế nên rất cần được bảo vệ. Tuy nhiên, không ít trường hợp, để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng lao động và những người xung quanh, người lao động vẫn có thể bị phạt.
Dưới đây là tổng hợp các mức phạt đối với từng hành vi vi phạm của người lao động (kể cả lao động Việt Nam, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam):
STT | Hành vi | Mức phạt | Căn cứ |
1 | Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm | Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng | Khoản 13 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP |
2 | Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động | ||
3 | Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích | ||
4 | Tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Phạt cảnh cáo | Khoản 1 Điều 23 Nghị định 95/2013/NĐ-CP |
5 | Cản trở việc đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động khác đình công | Phạt tiền từ 01- 02 triệu đồng | Khoản 2 Điều 23 Nghị định 95/2013/NĐ-CP |
6 | Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc | ||
7 | Hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử lao động; xâm phạm trật tự, an toàn công cộng khi đình công hoặc lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác | ||
8 | Thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định | Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng | Khoản 19 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP |
9 | Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp | Phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng | Khoản 20 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP |
10 | Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng | |
11 | Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp | ||
12 | Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm khi: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; hưởng lương hưu hàng tháng; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học có thời hạn từ 12 tháng trở lên; chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc | ||
13 | Đi làm việc ở nước ngoài mà không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền | Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng | Khoản 1 Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP |
14 | Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú | Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng | Khoản 2 Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP |
15 | Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng | ||
16 | Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng | ||
17 | Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam khác ở lại nước ngoài trái quy định | ||
18 | Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động (trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép) | Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam | Khoản 15 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP |
19 | Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn |
Có thể thấy, số tiền phạt so với tiền lương hàng tháng của người lao động không phải là con số nhỏ. Vì vậy, dù làm việc ở bất cứ môi trường nào, người lao động cũng nên chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và nội quy của doanh nghiệp.
>> Infographic: 20 điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi
Thùy Linh