Quyết định 53/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

thuộc tính Quyết định 53/2015/QĐ-UBND

Quyết định 53/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:53/2015/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành:23/07/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
Số: 53/2015/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Đà Lạt, ngày 23 tháng 07 năm 2015
 
 
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT;
Căn cứ Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy chế hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Website CP;
- TTHĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Sở: TP, TTTT, CT;
- Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Lâm Đồng;
- TT Công báo;
- Như điều 3;
- Lưu: VT, MT, ĐC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt
 
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
 
 
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp (sau đây viết tắt là VLNCN) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Quy chế này không áp dụng đối với các hoạt động VLNCN phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và trong các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các cụm từ “thuốc nổ, phụ kiện nổ, tiền chất thuốc nổ, VLNCN, VLNCN mới, danh mục VLNCN Việt Nam, sản xuất VLNCN, bảo quản VLNCN, vận chuyển VLNCN, vận chuyển nội bộ VLNCN, sử dụng VLNCN, tiêu hủy VLNCN, kinh doanh VLNCN, nghiên cứu phát triển công nghệ VLNCN, dịch vụ nổ mìn, thử nghiệm VLNCN, khoảng cách an toàn, chỉ huy nổ mìn, giám sát ảnh hưởng nổ mìn” được hiểu theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định về vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý và hoạt động VLNCN
Thực hiện theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định về vật liệu nổ công nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ) và các yêu cầu sau:
1. Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cấp; đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
2. Đảm bảo tính thống nhất, tập trung, không hình thức, chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động VLNCN.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động VLNCN
Thực hiện theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
 
Chương 2
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
 
Mục 1: KINH DOANH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 6. Điều kiện để kinh doanh VLNCN, quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh VLNCN
1. Tổ chức kinh doanh VLNCN phải là doanh nghiệp nhà nước có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 19, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và Khoản 4, Điều 1, Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 54/2012/NĐ-CP của Chính phủ).
2. Tổ chức kinh doanh VLNCN có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 20, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Mục 2: BẢO QUẢN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 7. Quy định về bảo quản VLNCN
Thực hiện theo các quy định tại Điều 23, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ và các yêu cầu sau:
1. Tổ chức có kho chứa VLNCN trước khi đưa kho VLNCN vào sử dụng phải thông báo bằng văn bản đến Sở Công Thương.
2. Không được sử dụng kho chứa VLNCN vào mục đích khác trong thời hạn hiệu lực quy định của Giấy phép hoạt động VLNCN.
Điều 8. Quy định về xây dựng công trình kho VLNCN
1. Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng VLNCN và dịch vụ nổ mìn do cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới được phép đầu tư xây dựng kho chứa VLNCN.
2. Việc đầu tư, xây dựng, mở rộng, cải tạo kho chứa VLNCN thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ).
3. Trước khi đưa kho chứa VLNCN vào sử dụng, tổ chức có nhu cầu sử dụng kho chứa VLNCN gửi văn bản đề nghị Sở Xây dựng kiểm tra, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 32, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 9. Quy định về thuê kho VLNCN
1. Tổ chức sử dụng VLNCN có thể ký hợp đồng thuê kho với các tổ chức có kho VLNCN được phép hoạt động. Hợp đồng thuê kho VLNCN phải ghi rõ trách nhiệm của các bên theo quy định pháp luật về bảo quản VLNCN.
2. Tổ chức cho thuê kho VLNCN phải báo cáo Sở Công Thương, Công an tỉnh bằng văn bản về nội dung cho thuê kho trước khi tổ chức thuê kho đưa VLNCN vào bảo quản. Khi kết thúc hợp đồng tổ chức cho thuê kho VLNCN báo cáo Sở Công Thương, Công an tỉnh bằng văn bản về tình hình xuất, nhập VLNCN trong thời gian thực hiện hợp đồng thuê kho VLNCN.
Mục 3: VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 10. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động vận chuyển VLNCN
Thực hiện theo quy định tại Điều 24, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 11. Quy định vận chuyển VLNCN trên địa bàn tỉnh
Các tổ chức hoạt động vận chuyển VLNCN trên địa bàn tỉnh (trừ các trường hợp vận chuyển nội bộ) phải thực hiện các nội dung sau:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp, phương án bảo vệ an ninh trật tự trong các trường hợp khẩn cấp khi phương tiện gặp sự cố trên đường vận chuyển VLNCN, gửi đến Sở Công Thương và Công an tỉnh để theo dõi, quản lý.
2. Khi vận chuyển VLNCN phải đem theo đầy đủ các hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc vận chuyển và lý lịch lô hàng; phương tiện vận chuyển phải tuân thủ lộ trình ghi trong giấy phép vận chuyển.
3. Cấm vận chuyển VLNCN trong các tuyến đường cấm vận chuyển VLNCN do Công an tỉnh quy định.
Mục 4: QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG VLNCN
Điều 12. Điều kiện sử dụng VLNCN, quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng VLNCN
Thực hiện theo quy định tại Điều 21 và Điều 22, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Mục 5: DỊCH VỤ NỔ MÌN
Điều 13. Hình thức và yêu cầu của hoạt động dịch vụ nổ mìn trên địa bàn tỉnh
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn chỉ được ký kết hợp đồng dịch vụ nổ mìn đối với những tổ chức thỏa mãn điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 21, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ nhưng không tự thực hiện việc nổ mìn. Hợp đồng thuê dịch vụ nổ mìn phải ghi rõ trách nhiệm của tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn theo quy định của pháp luật về sử dụng VLNCN.
Điều 14. Điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn
1. Là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn. Tổ chức cung ứng dịch vụ quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 25, Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
2. Có đủ điều kiện theo quy định của Quy chế này về sử dụng, bảo quản và vận chuyển VLNCN và có Giấy phép dịch vụ nổ mìn.
3. Trước khi sử dụng VLNCN thực hiện các hợp đồng dịch vụ nổ mìn, tổ chức nổ mìn dịch vụ phải thực hiện đăng ký và được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng VLNCN.
4. Ngoài các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn phải tuân thủ các quy định của Quy chế này khi sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện dịch vụ nổ mìn.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định chung của pháp luật, tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Tại một địa điểm chỉ được thuê 01 tổ chức dịch vụ nổ mìn.
2. Theo sự điều hành của bên cung ứng dịch vụ nổ mìn trong các hoạt động VLNCN.
3. Hợp tác, tạo điều kiện hỗ trợ bên cung ứng dịch vụ các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn trong quá trình thực hiện dịch vụ nổ mìn.
Mục 6: QUY ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP, ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG VLNCN
Điều 16. Hồ sơ cấp phép sử dụng VLNCN
Hồ sơ xin cấp Giấy phép sử dụng VLNCN thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 23/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương).
Điều 17. Đăng ký sử dụng VLNCN
Trước khi sử dụng VLNCN, tổ chức có Giấy phép dịch vụ nổ mìn, Giấy phép sử dụng VLNCN do Bộ Công Thương hoặc Bộ Quốc phòng cấp khi sử dụng VLNCN phục vụ cho mục đích kinh tế tại địa phương phải đăng ký sử dụng VLNCN với Sở Công Thương theo quy định tại Điều 14, Thông tư số 23/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Điều 18. Thủ tục cấp Giấy phép, Giấy đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Tổ chức có nhu cầu sử dụng, đăng ký sử dụng VLNCN lần đầu tại một địa điểm.
Tổ chức gửi văn bản đề nghị kiểm tra thực địa đến Sở Công Thương; Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra địa điểm nổ mìn, khoảng cách an toàn, điều kiện sử dụng VLNCN, các điều kiện an ninh trật tự, an toàn khác và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp phép VLNCN.
2. Thời hạn cấp giấy phép sử dụng VLNCN thực hiện theo quy định tại Khoản 13, Điều 1, Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 26/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương).
3. Thời hạn đăng ký sử dụng VLNCN thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 39, Nghị Định 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 19. Cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép sử dụng VLNCN
Việc cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sử dụng VLNCN thực hiện theo quy định tại Điều 37, Nghị định 39/2009/NĐ-CP; Khoản 14, Điều 1, Nghị định số 54/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Khoản 10, Điều 1, Thông tư số 26/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Điều 20. Lệ phí thẩm định cấp Giấy phép, cấp lại Giấy phép sử dụng VLNCN
Tổ chức đề nghị cấp mới, điều chỉnh, cấp lại Giấy phép sử dụng VLNCN phải nộp phí thẩm định theo quy định tại Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Mục 7: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 21. Báo cáo hoạt động VLNCN
Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động VLNCN có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn trong các trường hợp sau:
1. Đối với trường hợp bất thường:
a) Trong vòng 24 giờ, báo cáo cơ quan Công an địa phương nơi tiến hành hoạt động VLNCN khi xảy ra xâm nhập trái phép khu vực chứa VLNCN hoặc có mất cấp, thất thoát không rõ lý do hoặc nghi ngờ có thất thoát VLNCN.
b) Trong vòng 24 giờ, báo cáo nhanh tới UBND cấp huyện nơi tiến hành hoạt động VLNCN và Sở Công Thương về việc chấm dứt hoạt động VLNCN hoặc các tai nạn, sự cố xảy ra trong hoạt động VLNCN. Báo cáo bằng văn bản sau 48 giờ, kể từ khi chấm dứt hoạt động VLNCN hoặc xảy ra tai nạn, sự cố.
2. Đối với báo cáo định kỳ:
Các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương, Công an tỉnh trước ngày 25 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 25 tháng 12 đối với báo cáo năm.
a) Đơn vị kinh doanh, cung ứng VLNCN báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.
b) Đơn vị bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Quy chế này.
 
Chương III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
 
Điều 22. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
2. Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
Điều 23. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan:
a. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định về hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh; xây dựng quy hoạch các đầu mối dịch vụ nổ mìn, các đầu mối bảo quản, tuyến đường vận chuyển VLNCN, định mức kinh tế - kỹ thuật trong sử dụng VLNCN.
b. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các tổ chức tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương án giám sát ảnh hưởng chấn động do nổ mìn của tổ chức sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.
2. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, thực hiện việc cấp mới, cấp lại, điều chỉnh hoặc thu hồi Giấy phép sử dụng VLNCN đối với các tổ chức tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
3. Thực hiện việc đăng ký sử dụng VLNCN đối với các tổ chức có Giấy phép sử dụng VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình kho chứa VLNCN của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
5. Thực hiện huấn luyện, sát hạch định kỳ về VLNCN và cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn về VLNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục C, QCVN 02:2008/BCT của Bộ Công Thương về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN.
6. Xử lý vi phạm về quản lý, hoạt động VLNCN theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
7. Báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình quản lý kinh doanh và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Mục 9, Nghị định 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ; báo cáo Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh, trước ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 31 tháng 12 đối với báo cáo năm.
8. Phối hợp các sở, ngành và Ủy ban nhân dân địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
9. Chỉ định các địa điểm, khu vực bắt buộc phải sử dụng dịch vụ nổ mìn nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội.
10. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động VLNCN đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Điều 24. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Quản lý về an ninh trật tự theo quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho các tổ chức sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.
3. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp Giấy phép vận chuyển VLNCN hoặc xác nhận về điều kiện tiếp nhận VLNCN cho các tổ chức đủ điều kiện vận chuyển hoặc sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.
4. Phổ biến các quy định về an ninh, trật tự; phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm và hướng dẫn các tổ chức hoạt động VLNCN thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo chỉ đạo của Bộ Công an.
5. Thỏa thuận biên chế đội bảo vệ, trang bị vũ khí trong trạm bảo vệ, phương án bảo vệ, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ đối với tổ chức có kho VLNCN.
6. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an ninh trật tự đối với các tổ chức có hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh; xử lý các vi phạm theo quy định.
7. Tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
8. Chủ trì, phối hợp cùng Sở Công Thương đưa ra biện pháp xử lý đối với VLNCN trái phép được thu hồi trên địa bàn tỉnh.
Điều 25. Trách nhiệm của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy
1. Quản lý việc phòng chống cháy nổ đối với các đơn vị vận chuyển, bảo quản, sử dụng VLNCN theo Luật Phòng cháy và chữa cháy. Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các tổ chức tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy của các tổ chức tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh và xử lý vi phạm về quản lý, hoạt động VLNCN theo quy định.
3. Tham gia ý kiến về an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các địa điểm nổ mìn, địa điểm bốc dỡ VLNCN và địa điểm xây dựng các công trình VLNCN; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đối với các dự án xây dựng kho chứa VLNCN trước khi xây dựng mới, cải tạo, hoặc thay đổi tính chất sử dụng.
4. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng chống cháy nổ cho các đơn vị liên quan đến sử dụng VLNCN; cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
5. Tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
Điều 26. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp với Sở Công Thương trong việc thẩm định điều kiện cấp giấy phép sử dụng VLNCN khi được yêu cầu.
2. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn để kiểm chứng việc thực hiện trách nhiệm pháp luật liên quan đến tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc nổ mìn của các tổ chức hoạt động VLNCN khi được yêu cầu.
3. Tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động khác có liên quan đến tài nguyên và bảo vệ môi trường của các tổ chức hoạt động VLNCN do Sở Công Thương chủ trì.
Điều 27. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Hướng dẫn và kiểm tra, xử lý vi phạm về thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động của các tổ chức hoạt động VLNCN theo quy định hiện hành.
2. Tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của tổ chức tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
Điều 28. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Phối hợp với Sở Công Thương trong việc thẩm định điều kiện cấp Giấy phép sử dụng VLNCN đối với các tổ chức sử dụng VLNCN vào mục đích khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, thi công các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
2. Tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức sử dụng VLNCN vào mục đích khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, thi công các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
Điều 29. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Phối hợp với Sở Công Thương trong việc thẩm định điều kiện cấp Giấy phép sử dụng VLNCN đối với các tổ chức sử dụng VLNCN vào mục đích thi công các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
2. Tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các tổ chức sử dụng VLNCN vào mục đích thi công các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các các huyện, thành phố
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại theo dõi, giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động VLNCN trên địa bàn.
2. Tổ chức triển khai tại địa phương việc ứng phó sự cố VLNCN trên đường vận chuyển và tại khu vực bảo quản, bốc dỡ VLNCN.
3. Xử lý vi phạm về hoạt động VLNCN theo thẩm quyền được phân cấp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
4. Tổ chức tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động quản lý VLNCN cho nhân dân trên địa bàn.
5. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn do Sở Công Thương hoặc Công an tỉnh chủ trì khi có yêu cầu.
6. Phối hợp với tổ chức sử dụng VLNCN thỏa thuận các quy ước về hiệu lệnh nổ mìn tại địa phương; có trách nhiệm thông báo rộng rãi cho nhân dân địa phương biết và giám sát việc thực hiện các nội quy, quy chế của đơn vị về hoạt động VLNCN.
 
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 31. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này và các quy định khác của pháp luật liên quan về hoạt động VLNCN, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN; bao che cho người vi phạm pháp luật về hoạt động VLNCN hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Tổ chức thực hiện
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện Quy chế này và những quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến hoạt động VLNCN.
2. Trường hợp các quy định của Quy chế này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới của cơ quan có thẩm quyền.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành địa phương, các tổ chức hoạt động VLNCN phản ánh bằng văn bản đến Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
 
 
PHỤ LỤC 1.
MẪU CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG VLNCN
(Kèm theo Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp ……………………………………….(1).
 
 
Kính gửi: ………………………………….(2).
 
 
Tên doanh nghiệp:.............................................................................................................
Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số:..........................................................................
Do ………………………………… cấp ngày.......................................................................
Nơi đặt trụ sở chính:..........................................................................................................
Đăng ký kinh doanh số ………….do …….. cấp ngày…. tháng …. năm 20........................
Mục đích:............................................................................................................................
Phạm vi, địa điểm:..............................................................................................................
Họ và tên người đại diện:...................................................................................................
Ngày tháng năm sinh:…………………………….Nam (Nữ)................................................
Chức danh (Giám đốc/Chủ doanh nghiệp):.......................................................................
Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú):.....................................................................................
Đề nghị ……………………………….. xem xét và cấp ………(1)………… cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP; Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều trong Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 23/2009/TT-BCT và Quyết định số ……./2015/QĐ-UBND ngày .... tháng ...năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Ban hành Quy chế quản lý và hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng./.
 

 

 
…………. ngày….tháng….năm…..
Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)
 
Lưu ý:
- (1) Tên Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động VLNCN.
- (2) Cơ quan cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động VLNCN.
 
PHỤ LỤC 2
MẪU CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
 
 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
 
CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ (hoặc ĐĂNG KÝ LẠI)
SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
 
Số đăng ký
 
 
 
 
 
 
 
Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT;
Căn cứ Quyết định số………/2015/UBND ngày…../…../2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Ban hành Quy chế quản lý và hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Sau khi kiểm tra hồ sơ đăng ký và hoạt động sử dụng VLNCN của (tên đơn vị) ………………… ………………………………………………………………………………………………………;
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………;
 
SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG
ĐĂNG KÝ
(tên đơn vị)………………………………đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
 
 
Tại:………………………………………………………………………………………………………
Phương pháp nổ mìn:…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Quy mô bãi nổ lớn nhất …… (kg); kích nổ……….cấp kíp vi sai;…………….kíp tức thì.
Khoảng cách an toàn: đối với người………….(m); đối với công trình…………(m)
Thời gian tiến hành nổ mìn trong ngày:
- Buổi sáng, từ …. giờ ….. phút đến …. giờ ….. phút;
- Buổi chiều, từ …. giờ ….. phút đến …. giờ ….. phút;
Thời hạn sử dụng VLNCN:…………………………………………………………………………
 
Nơi nhận:
- Đơn vị đăng ký;
- UBND tỉnh (B/c);
- Công an tỉnh (PC64, PC66);
- UBND huyện (thành phố)....
- Lưu VT, KTAV.
Lâm Đồng, ngày..... tháng …..năm 20……
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)


 
 
 
 
PHỤ LỤC 3
MẪU BÁO CÁO KINH DOANH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
 
 

 

 (tên cơ quan chủ quản trực tiếp)
Tên đơn vị kinh doanh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
 
 
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
Kinh doanh cung ứng vật liệu nổ công nghiệp kỳ....năm……….
(Từ ngày ..../…../20.... đến ngày…………….)
 
 
1. Khối lượng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) Nhập - Xuất - Tồn trong kỳ: (khi có kho chứa trên địa bàn tỉnh)

 

STT
Tháng
Thuốc n (kg)
Kíp nổ các loại (cái)
Lập bảng tương tự với: dây nổ, mồi nổ và các chủng loại VLNCN khác
Số lượng tồn đầu kỳ
Slượng nhập mi
Slượng xuất trong k
Số lượng tồn cuối kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ
Slượng nhập mi
Slượng xuất trong k
Số lượng tồn cuối kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ
Slượng nhập mi
Slượng xuất trong k
Số lượng tồn cuối kỳ
(1)
(2)
(3)
<>
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
 
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
…..
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Toàn kỳ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Toàn năm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Khối lượng VLNCN đã cung cấp cho các đơn vị sử dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong kỳ:

 

TT
Tên đơn vị sử dụng
Thuc n (kg)
Kíp nổ các loại (cái)
Dây n (m)
Mồi nổ
Ghi chú
AD1
Nhũ tương
An fo
………
Kíp phi điện
Kíp vi sai điện
Kíp điện thường
……
Dây nchịu nước
…..
 
 
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
 
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
…..
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng hợp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký ghi rõ họ, tên)
……….., ngày … tháng …. năm …..
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
 
PHỤ LỤC 4
MẪU BÁO CÁO SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
 
 

 

 (tên cơ quan chủ quản trực tiếp)
Tên đơn vị sử dụng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
 
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp kỳ….. năm …..
(Từ ngày …/….20…. đến ngày …/…/20….)
 
Tên mỏ (công trình):………………………………………………………………………. 
Địa điểm nổ mìn:…………………………………………………………………………..
1. Khối lượng VLNCN Nhập - sử dụng - Tồn trong kỳ:

 

STT
Tháng
Thuốc n (kg)
Kíp nổ các loại (cái)
Lập bảng tương tự với: dây nổ, mồi nổ và các chủng loại VLNCN khác
Số lượng tồn đầu kỳ
Slượng nhập mi
Slượng xuất trong k
Số lượng tồn cuối kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ
Slượng nhập mi
Slượng xuất trong k
Số lượng tồn cuối kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ
Slượng nhập mi
Slượng xuất trong k
Số lượng tồn cuối kỳ
(1)
(2)
(3)
<>
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
…..
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Toàn kỳ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Toàn năm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Khối lượng VLNCN đã sử dụng theo từng chủng loại:

 

TT
Tên đơn vị sử dụng
Thuc n (kg)
Kíp nổ các loại (cái)
Dây n (m)
Mồi nổ
Ghi chú
AD1
Nhũ tương
An fo
………
Kíp phi điện
Kíp vi sai điện
Kíp điện thường
……
Dây nchịu nước
…..
 
 
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
…..
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Toàn kỳ
 
 
 
 
 
 
Toàn năm
 
 
 
 
 
3. Nhận xét của đơn vị: (về công tác an toàn trong thi công khoan nổ mìn, chất lượng VLNCN, chỉ tiêu thuốc nổ sử dụng)
4. Kiến nghị (nếu có):………………………………………………………………………………….
 

 


Người lập biểu
(Ký ghi rõ họ, tên)
……….., ngày … tháng …. năm …..
Lãnh đạo đơn vị
 
PHỤ LỤC 5
MẪU DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN VLNCN
(Kèm theo Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
 

 

 (tên cơ quan chủ quản trực tiếp)
Tên đơn vị sử dụng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
 
DANH SÁCH
NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Tại mỏ (công trình)……………thuộc xã………….., huyện (thành phố)……………
 

 

TT
Họ và tên
Năm sinh
Nơi đăng ký hộ khẩu
Quốc tịch
Giấy CMND hoặc hộ chiếu (đối với người NN)
Chức danh công việc tại đơn vị
Ngày vào làm việc
Trình độ chuyên môn
Thường trú
Tạm trú
 
S
Ngày, Nơi cp
 
 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
Nguyễn Văn A
1976
Xã X, huyện H, tỉnh T
Xã Q, huyện Đ, tỉnh L
Việt Nam
204331754
Công an tỉnh T
Chỉ huy nổ mìn
20/07/1996
Kỹ sư khai thác
2
 
 
 
 
 
 
 
Thợ mìn
 
 
3
 
 
 
 
 
 
 
…………
 
 
5
 
 
 
 
 
 
 
Thủ kho vật liệu nổ
 
 
6
 
 
 
 
 
 
 
Bảo vệ kho vật liệu nổ
 
 
7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ghi chú: Kèm theo danh sách này là bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp và hợp đồng lao động của từng người.
 

 

Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
 
PHỤ LỤC 6
MẪU LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA CHỈ HUY NỔ MÌN
(Kèm theo Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
 
 
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA CHỈ HUY NỔ MÌN
 
 
1. Tên đơn vị (đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp):
2. Địa chỉ (trụ sở chính, vị trí xin phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp):
3. Lĩnh vực sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) (khai thác khoáng sản, thi công công trình): ……………………………………………………………………………………………………..
4. Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc Hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp:..............................
5. Họ và tên (Chỉ huy nổ mìn):............................................................................................
6. Ngày, tháng, năm sinh:…………………………..Tuổi:.....................................................
7. Quê quán:.......................................................................................................................
Thường trú (tạm trú):..........................................................................................................
8. Dân tộc:…………………………………..Quốc tịch:.........................................................
9. Điện thoại cơ quan: ……………………..Di động:...........................................................
10. Số chứng minh nhân dân:……………............. do…………………………………..cấp.
11. Nơi đào tạo:..................................................................................................................
Từ năm:………………………………….. đến năm:.............................................................
12. Bằng tốt nghiệp số:………………………do…………………………………………..cấp.
Chuyên ngành đào tạo:........................................................................................................
13. Đã qua các lớp huấn luyện, đào tạo nào, vào thời gian nào, tên văn bằng, chứng chỉ:........... ………………………………………………………………………………………
14. Các thời kỳ công tác đã trải qua có liên quan trực tiếp đến VLNCN:.........................
Từ tháng…… năm ………. đến tháng…… năm...............................................................
Đơn vị công tác: ...............................................................................................................
Đảm nhận công tác:..........................................................................................................
Đảm nhận chức vụ:...........................................................................................................
15. Quyết định bổ nhiệm Chỉ huy nổ mìn: Số:………., ngày……. tháng...năm …... do ……………………………………………. cấp
Được giao nhiệm vụ Chỉ huy nổ mìn tại mỏ (công trình):…………………..địa chỉ............
 

 

Đơn vị sử dụng VLNCN
(Lãnh đạo đơn vị ký tên và đóng dấu)
Người được bổ nhiệm
Chỉ huy nổ mìn

(Ký và ghi rõ họ tên)
 
PHỤ LỤC 7
MẪU HƯỚNG DẪN VỀ CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN NỔ MÌN
(Kèm theo Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
 
 

 

Tên đơn vị:……………………….
Tr s:……………………………
 
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT NỔ MÌN
... (tên mỏ, công trình)...
Địa điểm: xã (phường)……huyện (thành phố)………tỉnh Lâm Đồng
 
 
PHÊ DUYỆT
(Lãnh đạo cơ quan, đơn vị ký tên và đóng dấu)
 
 
 
(Địa danh), tháng .. .năm ....
 
 
NỘI DUNG CƠ BẢN
MỞ ĐẦU
- Giới thiệu về đơn vị;
- Trích dẫn các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiết kế xây dựng, khai thác...làm căn cứ để lập phương án;
- Quy mô xây dựng hoặc khai thác; tiến độ thi công hoặc năng suất khai thác tháng, quý, năm;
- Sơ lược về phương pháp xây dựng, khai thác; thiết bị, nhân công;
- Giải thích từ ngữ, các cụm từ viết tắt (nếu có).
 
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NỔ MÌN
 
1. Vị trí địa lý
- Vị trí khu vực nổ mìn được giới hạn bởi các điểm khép góc, cao độ theo hệ quy chiếu, hệ tọa độ VN2000, kèm theo bản đồ địa hình.
- Vị trí khu vực nổ mìn thuộc địa phận xã, huyện.
2. Đặc điểm về dân cư, các công trình lân cận
Mô tả về đặc điểm dân cư, nhà, cây trồng, hoa màu, vật kiến trúc, công trình không thuộc quyền sở hữu của tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) trong phạm vi bán kính 1000m kể từ vị trí khu vực nổ mìn (kể cả các công trình ngầm).
3. Đặc điểm về khí hậu
Các đặc điểm về khí hậu của vùng, miền nơi khu vực nổ mìn.
4. Đặc điểm địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn
- Đặc điểm về địa chất: các đặc điểm về địa tầng của khu vực nổ mìn.
- Điều kiện địa chất thủy văn: các hệ thống mạng sông suối, nước mặt nước ngầm có ảnh hưởng hoặc liên quan trong quá trình nổ mìn.
- Đặc điểm địa chất công trình: các kiến tạo địa chất như đứt gãy, castơ loại đất đá nổ mìn, độ nứt nẻ, các đặc điểm của đất đá, tính chất cơ lý của đất đá (sn, sk, f) khu vực nổ mìn.
5. Hướng, trình tự khai thác mỏ hoặc thi công công trình
Hướng, trình tự khai thác mỏ hoặc thi công công trình, thay đổi về điều kiện địa chất, địa hình theo chu kỳ khai thác mỏ hoặc công trình và ảnh hưởng có thể có đến công tác nổ mìn; ảnh hưởng đến các công trình, nhà dân xung quanh.
 
Chương II
CÔNG TÁC KHOAN NỔ MÌN
 
I. Lựa chọn loại thuốc nổ, phụ kiện nổ, phương tiện nổ mìn và phương pháp điều khiển nổ mìn
1. Lựa chọn loại thuốc nổ
Lựa chọn loại thuốc nổ dựa trên các đặc tính cơ lý của đất đá, các đặc điểm địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí hậu của khu vực nổ mìn và dựa trên đặc tính kỹ thuật của từng loại thuốc nổ .v.v...; lập bảng đặc tính kỹ thuật của loại thuốc nổ lựa chọn.
2. Lựa chọn phụ kiện nổ mìn
Lựa chọn phụ kiện như: chủng loại kíp điện, kíp điện vi sai, kíp vi sai phi điện, dây dẫn tín hiệu nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ.v.v.., lập bảng đặc tính kỹ thuật của các loại phụ kiện nổ mìn.
3. Lựa chọn phương tiện nổ mìn
Lựa chọn phương tiện nổ mìn (máy nổ mìn), lập bảng thông số kỹ thuật của phương tiện nổ mìn đã chọn.
4. Phương pháp điều khiển nổ mìn
Dựa trên loại thuốc nổ, phụ kiện nổ, phương tiện nổ mìn đã chọn để lựa chọn phương pháp điều khiển nổ mìn phù hợp và nêu ra ưu, nhược điểm của phương pháp.
II. Các thông số khoan nổ mìn:
Các thông số khoan nổ mìn được phân tích chi tiết dựa trên các thông số kỹ thuật an toàn khoan nổ mìn và các thông số của Thiết kế kỹ thuật hoặc phương án kỹ thuật thi công xây dựng công trình, khai thác khoáng sản,...
1. Đường kính lỗ khoan (dk)
Lựa chọn đường kính lỗ khoan dựa trên đồng bộ thiết bị sẵn có hoặc có thể căn cứ vào mức độ khó nổ của đất đá (theo phân loại của Prôtôđiakônôv) để lựa chọn đường kính lỗ khoan hợp lý.
2. Chiều cao tầng (H)
Lựa chọn chiều cao tầng khoan nổ trên cơ sở phải phù hợp với đồng bộ thiết bị sử dụng như thiết bị khoan, máy xúc và nhiều yếu tố khác.
3. Góc nghiêng sườn tầng (a)
Căn cứ vào tính chất cơ lý của đất đá (f) lựa chọn góc nghiêng sườn tầng đảm bảo độ ổn định của tầng và không được lớn hơn góc nội ma sát trong của đất đá.
4. Đường cản chân tầng (Wct)
Là đường kháng lớn nhất ở mức nền tầng, được xác định theo nhiều công thức hoặc có thể lựa chọn theo công thức thực nghiệm.
5. Khoảng cách giữa các lỗ khoan (a)
Khoảng cách giữa các lỗ khoan được xác định dựa theo đường cản chân tầng và hệ số khoảng cách (hệ số làm gần).
6. Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan (b)
Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan được xác định dựa theo khoảng cách giữa các lỗ khoan và cách bố trí mạng lỗ khoan theo hình tam giác đều hoặc ô vuông.
7. Chiều sâu khoan thêm (Lkt)
Trong công tác nổ mìn trên các khai trường lộ thiên, chiều sâu khoan thêm nhằm mục đích tăng cường năng lượng nổ để khắc phục sức kháng lớn ở nền tầng. Căn cứ để lựa chọn chiều sâu khoan thêm có thể dựa theo: chiều cao tầng (H) hoặc đường kính lỗ khoan (dk) hoặc đường cản chân tầng (Wct).
8. Chiều sâu lỗ khoan (Lk)
Chiều sâu lỗ khoan được xác định dựa theo chiều cao tầng và chiều sâu khoan thêm.
9. Chỉ tiêu thuốc nổ tính toán (qtt)
Tính toán chỉ tiêu thuốc nổ theo các công thức thực nghiệm (như công thức thực nghiệm của B. N. Kutuzôv hoặc công thức thực nghiệm khác).
10. Lượng thuốc nổ cho một lỗ khoan (Q)
Tính toán lượng thuốc nổ cho một lỗ khoan: Dựa vào nhiều yếu tố như quy mô bãi nổ, đường kính lỗ khoan, chiều sâu lỗ khoan, chỉ tiêu thuốc nổ, tính chất cơ lý của đất đá, khả năng công nổ của thuốc nổ, vị trí của lỗ khoan, tác dụng của sự nổ, phương pháp nổ mìn vi sai hay tức thời .v.v... để tính toán lượng thuốc nổ trong một lỗ khoan cho phù hợp.
11. Chiều cao cột thuốc (Lt)
Chiều cao cột thuốc được tính toán dựa trên lượng thuốc nạp trên 1m dài lỗ khoan.
12. Chiều cao cột bua (Lb)
Chiều cao cột bua được xác định dựa theo chiều cao cột thuốc và chiều sâu lỗ khoan; sau khi xác định được chiều cao cột bua phải kiểm tra theo điều kiện an toàn không phụt bua.
13. Quy mô 01 lần nổ lớn nhất
Tính toán quy mô 01 lần nổ lớn nhất dựa trên công suất khai thác (tiến độ thi công công trình) hoặc căn cứ theo điều kiện khí hậu vùng; điều kiện thực tế về địa hình, địa chất.v.v... hoặc các điều kiện khác để tính toán. Lập bảng tổng hợp các thông số và chỉ tiêu khoan nổ mìn.
Ví dụ:
- Khi nổ chính: Lượng thuốc nổ lớn nhất cho một lần nổ là 1.000 kg thuốc nổ với đường kính lỗ mìn lớn nhất 105 mm,...Kích nổ tối thiểu 10 cấp kíp vi sai;
- Khi nổ phụ: Lượng thuốc nổ lớn nhất cho một lần nổ là 100 kg thuốc nổ với đường kính lỗ mìn lớn nhất 42mm,...Kích nổ tối đa 100 kíp tức thì;
- Khi nổ ốp: Lượng thuốc nổ lớn nhất cho một lần nổ không vượt quá 20 kg thuốc nổ, kích nổ tối đa không vượt quá 100 kíp.
- Thời gian nổ mìn:
+ Buổi sáng: Từ …… giờ ……phút đến …… giờ ……phút;
+ Buổi chiều: Từ …… giờ ……phút đến …… giờ ……phút;
- Bán kính vùng an toàn cho người: 300 mét;……………………….
- Bán kính vùng an toàn cho công trình, thiết bị: 200 mét; …………………..
14. Công tác xử lý đá quá cỡ
Căn cứ theo sản lượng mỏ hoặc khối lượng thi công để xác định khối lượng đá quá cỡ phải xử lý bằng phương pháp khoan nổ mìn; trên cơ sở đó tính toán khối lượng thuốc nổ sử dụng trong công tác xử lý đá quá cỡ. Nếu không dùng phương pháp nổ mìn để xử lý đá quá cỡ, mà dùng phương pháp khác cũng phải nêu rõ phương pháp đó. Hoặc nếu dùng nhiều phương pháp khác nhau thì cũng phải nêu rõ các phương pháp đó.
III. Các khoảng cách an toàn khi nổ mìn
1. Khoảng cách an toàn về chấn động Rc (m)
Tính toán theo công thức tại Phụ lục D của QCVN 02:2008/BCT của Bộ Công Thương.
2. Khoảng cách an toàn về sóng đập không khí Rs, rs (m)
Tính toán theo công thức tại Phụ lục D của QCVN 02:2008/BCT của Bộ Công Thương.
3. Khoảng cách an toàn do đá văng R (m)
- Đối với nổ mìn lỗ khoan lớn khoảng cách an toàn theo đá văng tính toán theo công thức tại Phụ lục D của QCVN 02:2008/BCT nhưng không được nhỏ hơn giá trị ở Bảng 1, Chương 1 của QCVN 02:2008/BCT của Bộ Công Thương.
- Đối với nổ mìn lỗ khoan nhỏ thì khoảng cách an toàn do đá văng tra theo giá trị ở Bảng 1, Chương 1 của QCVN 02:2008/BCT.
Đối với người thì khoảng cách an toàn chọn giá trị lớn nhất trong 2 giá trị khoảng cách an toàn về sóng đập không khí và an toàn do đá văng.
* Tính toán Quy mô bãi nổ và kiểm tra mức độ ảnh hưởng của sóng chấn động và sóng không không khí đối với con người và công trình đảm bảo hệ số Ds theo quy định.
4. Dự kiến số lượng vật liệu nổ công nghiệp sử dụng hàng năm.
- Thuốc nổ các loại:
- Kíp nổ các loại, mồi nổ các loại:
- Dây nổ, dây cháy chậm...
 
Chương III
CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI NỔ MÌN
 
1. Biện pháp an toàn khi bốc dỡ, vận chuyển nội bộ VLNCN
Đưa ra các biện pháp an toàn khi bốc dỡ, vận chuyển nội bộ VLNCN theo quy định của các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
2. Biện pháp an toàn khi nạp mìn
Quy định các biện pháp an toàn khi nạp mìn theo quy định của các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
3. Biện pháp che chắn bảo vệ chống đá văng (nếu có)
4. Quy định về tín hiệu cảnh báo an toàn và giờ nổ mìn
5. Quy định về gác mìn
Căn cứ vào Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành để quy định.
6. Biện pháp kiểm tra sau khi nổ và xử lý mìn câm
Trình tự các bước kiểm tra sau khi nổ mìn và xử lý mìn câm theo quy định của các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
7. Các quy định bổ sung về biện pháp xử lý, ứng phó khi gặp sự cố về thời tiết, cản trở khác trong các khâu khoan, nạp mìn .v.v...
8. Các hướng dẫn khác (nếu có).
 
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
- Trình tự thực hiện, thủ tục kiểm soát các bước;
- Quy định về trách nhiệm của từng cá nhân, từng nhóm trong các khâu khoan, nạp, nổ và xử lý sau khi nổ mìn;
- Các quy định về báo cáo, ghi chép các sự kiện bất thường nhưng chưa đến mức xảy ra sự cố trong đợt nổ mìn; các ghi chép về sự cố nếu có (các nội dung này ghi ở phần kết quả nổ mìn trong hộ chiếu);
- Các quy định về kỷ luật nội bộ khi có vi phạm;
- Hiệu lực của Phương án và ngày sửa đổi, bổ sung;
Ghi chú: Phương án nổ mìn các dạng đặc biệt khác (dưới nước, phá dỡ công trình, nổ mìn đào lò (giếng)... được lập với các phần như trên nhưng thay đổi về nội dung cho phù hợp).
 

 

 
Người lập phương án
(Ký, ghi rõ họ tên)
 
PHỤ LỤC
 
Đính kèm trong phụ lục của phương án kỹ thuật khoan nổ mìn bao gồm các tài liệu sau:
- Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến dự án, công trình nhưng chưa được thể hiện trong các chương của phương án kỹ thuật khoan nổ mìn hoặc đã có trong hồ sơ đề nghị cấp phép, chứng nhận đăng ký sử dụng VLNCN.
- Sơ đồ hiện trạng khu vực nổ mìn thể hiện được: Các điểm khép góc và ranh giới của khu vực nổ mìn theo hệ tọa độ VN2000; Các công trình trong vòng bán kính vùng nguy hiểm; Bán kính vùng nguy hiểm; Các trạm gác (tỷ lệ sơ đồ không nhỏ hơn 1:10.000).
- Sơ đồ bố trí lỗ khoan và sơ đồ đấu ghép mạng nổ.
- Các hình ảnh liên quan đến khu vực nổ mìn (nếu có).
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có)
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất