Xử kín trong các vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội

Tâm lý những người dưới 18 tuổi rất nhạy cảm, dễ xúc động và dễ chịu sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Bởi vậy khi xét xử, pháp luật có quy định xử kín khi có người dưới 18 tuổi phạm tội.

Nguyên tắc khi xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội

Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

- Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi, nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội

- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Khung hình phạt cao nhất dành cho nhóm đối tượng này là 18 năm tù giam.

- Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa

xử kín trong các vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội

Xử kín các vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội (Ảnh minh họa)


Xử kín trong các vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội

Thẩm quyền xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc về Tòa gia đình và người chưa thành niên. Theo đó, yêu cầu đối với phiên tòa xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội gồm:

- Phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi theo đúng quy định tại Điều 3 Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về phòng xử án

- Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân, không mặc áo choàng

- Không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi

- Nếu có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải đọc phần quyết định trong bản án.

Ngoài ra Điều 432 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định tại phiên tòa xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội phải có mặt người đại diện của họ, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi người này học tập, sinh hoạt.

Để tìm hiểu thêm về các hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, mời bấm vào đây 

Xem thêm:

Xét xử bị cáo dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.