Mức phạt với hành vi trộm cắp tài sản

Trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm xảy ra thường xuyên và phổ biến hiện nay. Theo quy định của pháp luật, hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.  


1. Phạt hành chính

Đối với hành vi trộm cắp tài sản lần đầu, không gây hậu quả nghiêm trọng về giá trị tài sản thiệt hại (dưới 02 triệu), chưa bị kết án về 01 trong các tội về chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính.

Điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản”

Như vậy, mức phạt hành chính với hành vi trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật là từ 01 đến 02 triệu đồng.

Mức phạt với hành vi trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp bị xử phạt như thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính như trên, tùy thuộc vào thiệt hại về tài sản và mức độ nghiêm trọng gây ra, người có hành vi trộm cắp tài sản còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.

Cụ thể, tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Khung hình phạt của tội trộm cắp tài sản được quy định như sau:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm họăc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau tại Bộ luật Hình sự mà chưa bị xóa án tích: Điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 174 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật.

- Phạt tù từ 02 đến 07 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp sau:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • ​Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Tài sản là bảo vật quốc gia;
  • Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tù từ 07 đến 15 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong 02 trường hợp sau:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm khi:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
  • ​Hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng.

3. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội trộm cắp tài sản

Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản là:

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên;

- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:

  • Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà khung hình phạt cao nhất do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 - 15 năm tù;
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà khung hình phạt cao nhất do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 - 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, mọi hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản đều có thể áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, chỉ phải chịu hình phạt tù đối với tội trộm cắp tài sản trên 200 triệu; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh hoặc lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để trộm cắp tài sản.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Mua giấy khám sức khỏe có thể đi tù đến 7 năm

Mua giấy khám sức khỏe có thể đi tù đến 7 năm

Mua giấy khám sức khỏe có thể đi tù đến 7 năm

Tình trạng sử dụng giấy khám sức khỏe giả hiện nay đang rất phổ biến, đặc biệt khi đi xin việc, thi giấy phép lái xe, thi công chức, viên chức... Nhiều người “vô tư” sử dụng do sự tiện lợi của loại giấy này mà không biết rằng nếu bị phát hiện sẽ đối diện với những chế tài rất nghiêm khắc.

Vứt con mới đẻ, khi nào người mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Vứt con mới đẻ, khi nào người mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Vứt con mới đẻ, khi nào người mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Việc vứt bỏ con mới đẻ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khiến đứa trẻ mất mạng. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong nhiều trường hợp, người mẹ bỏ rơi con còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt rất nghiêm khắc.