Môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất

Những năm gần đây, việc đưa và nhận hối lộ trong các cơ quan, tổ chức là vấn đề nhức nhối bị cả xã hội lên án. Trong đó, hành vi môi giới hối lộ là một trong những tác nhân quan trọng không thể thiếu. Vậy tội môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào?

Môi giới hối lộ là gì?

Môi giới hối lộ là (hành vi) làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lội theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai. Hành vi môi giới hối lộ tạo điều kiện cho việc đạt được sự thỏa thuận hoặc để thực hiện sự thỏa thuận về đưa và nhận hối lộ.

Môi giới hối lộ được biểu hiện qua nhiều hành vi đa dạng như:

- Giới thiệu người đưa hối lộ với người nhận hối lộ;

- Thúc đẩy, tạo điều kiện để hai bên đưa và nhận hối lộ xúc với nhau;

- Người môi giới có thể gặp người nhận hối lộ để truyền đạt thông tin, yêu cầu từ người đưa hối lộ hoặc ngược lại. Việc làm này có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần;

- Thu xếp, bố trí thời gian, địa điểm để người đưa và nhận hối lộ gặp nhau. Trong một số trường hợp, người môi giới có thể có mặt trong cuộc gặp giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ để chứng kiến hoặc tham gia vào việc đưa và nhận hối lộ.

Môi giới hối là một trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Do vậy, môi giới hối lộ bị Bộ luật Hình sự Việt Nam coi là tội phạm.

Môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất (Ảnh minh họa)

Mức phạt đối với tội môi giới hối lộ  

Tội môi giới hối lộ được quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Phạt tiền từ 20 đến dưới 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 02 đến dưới 100 triệu đồng;

- Lợi ích phi vật chất.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Phạm tội có tổ chức;

- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

- Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Của hối lộ trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500 triệu đến dưới 01 tỷ đồng.

Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá trên 01 tỷ đồng.

Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất có giá trị dưới 02 triệu đồng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người phạm tội mội giới hối lộ có thể bị phạt tiền đến dưới 200 triệu, phạt tù tới 15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 - 200 triệu đồng. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, việc môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 365 như trên.

Tóm lại, người thực hiện hành vi môi giới hối lộ trong tất cả các cơ quan, tổ chức trong và ngoài Nhà nước tại Việt Nam đều có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

>> Nộp lại tiền nhận hối lộ có còn bị tử hình?                                
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Tù chung thân có phải là đi tù suốt đời?

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Vậy tù chung thân có phải là đi tù suốt đời?

Làm người dưới 16 tuổi có bầu, bị phạt thế nào?

Hiện nay, việc trẻ vị thành niên quan hệ sớm, có bầu,… là những vấn đề thường xuyên·gây xôn xao dư luận xã hội. Theo quy định của pháp luật, làm cho người dưới 16 tuổi có bầu có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.