Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ tại Điều 331 Bộ luật Hình sự

Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do dân chủ. Tuy nhiên một số trường hợp lợi dụng quyền tự do dân chủ đó để vi phạm pháp luật. Cùng tìm hiểu về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ tại Điều 331 Bộ luật Hình sự tại bài viết.

1. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ tại Điều 331 Bộ luật Hình sự

Điều 331 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Theo đó, tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có thể bị phạt tù đến 07 năm.

Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ tại Điều 331 Bộ luật Hình sự (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, trường hợp công dân lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quyền tự do dân chủ khác xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

Mức phạt đối với hành vi vi phạm là bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Quyền tự do dân chủ tại Điều 331 Bộ luật Hình sự được quy định thế nào?

Hiện nay, quyền tự do dân chủ của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp 2013. Trong đó, các quyền tự do dân chủ liên quan đến tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại Điều 331 Bộ luật Hình sự được quy định như sau:

Mọi công dân có quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo, công dân có thể lựa chọn theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không một ai được phép xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

3. Các yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 331 Bộ luật Hình sự

Các yếu tố cấu thành tội phạm có thể hiểu là tổng hợp những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm được quy định trong luật.

3.1. Các yếu tố cấu thành tội phạm

Các yếu tố cấu thành của tội phạm bao gồm: Khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm.

- Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại hoặc đe dọa xâm hại gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

- Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, thể hiện ra bên ngoài, phản ánh trong thế giới khách quan. Thông qua biểu hiện bên ngoài này có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.

Theo đó, mặt khách quan của tội phạm bao gồm:

Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi bao gồm hành vi hành động và hành vi không hành động.

  • Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Hậu quả là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể được luật hình sự bảo vệ.

  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: Luôn luôn tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi - hậu quả của hành vi phạm tội.

- Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm được phản ánh qua động cơ, mục đích của tội phạm. Các dấu hiệu để nhận biết mặt chủ quan của tội phạm gồm: Lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.

  • Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi bao gồm lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.

  • Động cơ của tội phạm là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.

  • Mục đích phạm tội là mục tiêu mà người phạm tội đặt ra mong muốn đạt được khi thực hiện tội phạm.

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội.

Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định Bộ luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm nhất định.

3.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 331 Bộ luật Hình sự

Các yếu tố cấu thành tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ tại Điều 331 Bộ luật Hình sự được xác định như sau:

Các yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 331 Bộ luật Hình sự (Ảnh minh hoạ)
  • Khách thể của tội phạm

Khách thể ở đây được xác định là lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Các lợi ích trên đay có thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất.

  • Mặt khách quan của tội phạm

Người người phạm tội có hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, tín ngưỡng, tôn giáo, hội họp, lập hội,... của bản thân để xâm hại hại lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của tổ chức, cá nhân.

Hậu quả của hành vi trên là những thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về vật chất và phi vật chất cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác.

  • Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ thực hiện hành vi có lỗi cố ý.

Có thể thấy người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình sẽ xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Người phạm tội thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả của hành vi vi phạm xảy ra hoặc người phạm tội thấy trước hậu quả, dù không mong muốn nhưng người phạm tội vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.

Người phạm tội có thể vì động cơ, mục đích cũng khác nhau tùy thuộc vào hành vi vi phạm cụ thể và ý chí của người phạm tội xâm phạm đến lợi ích nào. Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân quy thì sẽ bị xử lý về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

  • Chủ thể của tội phạm

Bộ luật Hình sự không quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Vì vậy, bất kỳ cá nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi vi phạm đều sẽ bị xử phạt về hành vi vi phạm.

Trên đây là nội dung về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?