Mức phạt với hành vi đánh bạc

Đánh bạc là một trong những tệ nạn xã hội xảy ra phổ biến trong xã hội. Để ngăn chặn tệ nạn này gây ảnh hưởng xấu trong đời sống, Nhà nước đã có một số quy định xử phạt với hành vi đánh bạc. Vậy đánh bạc khi nào phạt tiền? khi nào phạt tù?

Đánh bạc là gì?

Đánh bạc là hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự thắng (hoặc thua) kèm theo sự được (hoặc mất) lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác).

Hành vi đánh bạc được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, các hình thức đánh bạc thường thấy là chơi tổ tôm, xóc đĩa, bài tây, chơi lô, đề, cá độ bóng đá, chọi gà, cá độ đua ngựa, đua xe,…

Tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP quy định, tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc bao gồm:

- Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

- Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc;

- Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.

Trong đó, theo quy định tại khoản 4, nếu nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật  đánh bạc với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc.

Tùy thuộc vào số tiền và giá trị hiện vật dùng để đánh bạc mà người thực hiện hành vi này có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Nhà nước.

Tội đánh bạc khi nào phạt tiền? khi nào phạt tù? (Ảnh minh họa)

Phạt hành chính với hành vi đánh bạc trái phép

Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt với các hành vi đánh bạc trái phép như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

- Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

- Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác.

Quy định trên được áp dụng cho hành vi đánh bạc bị xử lý lần đầu và có giá trị tiền, hiện vật tham gia đánh bạc dưới 05 triệu.

Như vậy, người bị xử lý hành chính với hành vi đánh bạc trái phép thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 02 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Mức phạt với Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể:

Phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:

- Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 05 đến dưới 50 triệu đồng

- Số tiền, tài sản dùng để đánh bạc dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

- Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên;

- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

- Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

Tóm lại: Người thực hiện hành vi đánh bạc có thể bị phạt tiền đến 02 triệu nếu bị xử lý vi phạm hành chính; phạt tiền đến 100 triệu hoặc phạt tù đến 07 năm nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu có vướng mắc về tội đánh bạc hoặc các vấn đề pháp lý khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Ngồi xem đánh bạc có bị xử lý?
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Tù chung thân có phải là đi tù suốt đời?

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Vậy tù chung thân có phải là đi tù suốt đời?

Làm người dưới 16 tuổi có bầu, bị phạt thế nào?

Hiện nay, việc trẻ vị thành niên quan hệ sớm, có bầu,… là những vấn đề thường xuyên·gây xôn xao dư luận xã hội. Theo quy định của pháp luật, làm cho người dưới 16 tuổi có bầu có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.