Tội cưỡng đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Tội cưỡng đoạt tài sản là một trong những tội phạm xảy ra phổ biến hiện nay. Vậy pháp luật quy định Tội cưỡng đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Cưỡng đoạt tài sản là gì?

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần bằng các thủ đoạn khác để buộc chủ tài sản (hoặc người có trách nhiệm với tài sản) phải giao tài sản.

Trong đó, đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Để tránh nhầm lẫn, cần phân biệt hành vi đe dọa dùng vũ lực để cưỡng đoạt tài sản với hành vi đe dọa dùng vũ lực để cướp tài sản.

Đe dọa để cướp tài sản hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc khiến cho người bị đe dọa không thể chống cự được. Còn ở hành vi đe dọa dùng vũ lực để cưỡng đoạt tài sản, người bị đe dọa vẫn có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc trước khi giao tài sản.

Bên cạnh đó, dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín cho người khác nếu họ không thỏa mãn yêu cầu của người đe dọa.

Hành vi cưỡng đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và quyền nhân thân của con người. Vì vậy, người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tội cưỡng đoạt tài sản bị xử lý như thế nào? (Ảnh minh họa)

Hình phạt của Tội cưỡng đoạt tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:

Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 - 05 năm.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 - 10 năm:

- Phạm tội có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tái phạm nguy hiểm.

Trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để chiểm đoạt tài sản thì người phạm tội bị phạt tù từ 07 - 15 năm.

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, hình phạt bổ sung được áp dụng với Tội cưỡng đoạt tài sản là phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Lưu ý:

- Người từ đủ 14 đến dưới 16 chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội cưỡng đoạt tài sản áp dụng khung hình phạt từ 03 - 10 năm trở lên (căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự).

- Người dưới 16 tuổi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt hành chính về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Trong đó, hành vi cưỡng đoạt tài sản được xếp vào các hành vi dùng thủ đoạn để buộc người khác đưa tiền, tài sản. Theo điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt hành chính cho hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản là phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng.

Như vậy, người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt hành chính đến 05 triệu đồng.

Tóm lại, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị truy cứu hình sự với mức phạt tù lên đến 20 năm, người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt hành chính đến 05 triệu đồng.

Trên đây là quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Tù chung thân có phải là đi tù suốt đời?

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Vậy tù chung thân có phải là đi tù suốt đời?

Làm người dưới 16 tuổi có bầu, bị phạt thế nào?

Hiện nay, việc trẻ vị thành niên quan hệ sớm, có bầu,… là những vấn đề thường xuyên·gây xôn xao dư luận xã hội. Theo quy định của pháp luật, làm cho người dưới 16 tuổi có bầu có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.