Tội cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào?

Hiện nay, vấn nạn cho vay nặng lãi đã không còn xa lạ và xảy ra vô cùng phổ phổ biến. Để ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, Nhà nước đã có một số quy định để xử lý hành vi vi phạm này.


Lãi suất trong hợp đồng vay dân sự

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Về lãi suất giới hạn: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn như trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, lãi suất giới hạn là lãi suất cao nhất trong Bộ luật Dân sự. Lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm (tức 1,67%/tháng) của khoản tiền vay. Tội cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào?
Tội cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào? (Ảnh minh họa)

Tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật Hình sự

Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự) quy định, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì phạm tội cho vay nặng lãi.

Như vậy, người phạm tội có thể bị xử lý hình sự nếu thực hiện hành vi cho vay với lãi suất trên 100%/năm và thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc cho vay với lãi suất trên 100%/năm và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mức phạt với tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Điều 201 Bộ luật Hình sự quy định mức phạt với tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:

- Phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm với tội cho vay nặng lãi như trên.

-  Phạt tiền từ 200 triệu - 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tóm lại, hành vi cho vay nặng lãi có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo lãi suất, số tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội cho vay nặng lãi nhận được. Người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền đến 01 tỷ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Mua giấy khám sức khỏe có thể đi tù đến 7 năm

Mua giấy khám sức khỏe có thể đi tù đến 7 năm

Mua giấy khám sức khỏe có thể đi tù đến 7 năm

Tình trạng sử dụng giấy khám sức khỏe giả hiện nay đang rất phổ biến, đặc biệt khi đi xin việc, thi giấy phép lái xe, thi công chức, viên chức... Nhiều người “vô tư” sử dụng do sự tiện lợi của loại giấy này mà không biết rằng nếu bị phát hiện sẽ đối diện với những chế tài rất nghiêm khắc.