Tội chiếm đoạt bí mật nhà nước bị xử lý thế nào?

Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước cùng được quy định là một tội danh trong Bộ luật Hình sự.

Hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước thể hiện thông qua việc sử dụng thủ đoạn để trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, dùng vũ lực hoặc đe dọa người có thẩm quyền hoặc các thủ đoạn gian dối khác để có được tài liệu bí mật đó.

Tội chiếm đoạt bí mật nhà nước bị xử lý thế nào?Tội chiếm đoạt bí mật nhà nước bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)


Cụ thể, Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước như sau:

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp phạm tội gián điệp, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước sẽ bị phạt thấp nhất là 02 năm tù và cao nhất là 15 năm tù. Ngoài ra còn các hình phạt bổ sung, như: Phạt tiền (từ 10 triệu – 100 triệu đồng); cấm đảm nhiệm chức vụ… từ 01 – 05 năm.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Vứt con mới đẻ, khi nào người mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Vứt con mới đẻ, khi nào người mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Vứt con mới đẻ, khi nào người mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Việc vứt bỏ con mới đẻ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khiến đứa trẻ mất mạng. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong nhiều trường hợp, người mẹ bỏ rơi con còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt rất nghiêm khắc.