Bắt giữ người trái pháp luật bị xử lý thế nào?

Bắt giữ người trái pháp luật là một trong những hành vi xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân, quyền tự do, dân chủ, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe. Vậy bắt giữ người trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Thế nào là bắt, giữ người trái pháp luật?

Bắt, giữ người trái pháp luật được hiểu là hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục. Cụ thể:

- Bắt người trái pháp luật là hành vi bắt người mà không có lệnh của người có thẩm quyền, không thuộc trường hợp phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt người có lệnh truy nã hoặc có lệnh bắt người nhưng thực hiện không đúng thủ tục.

- Giữ người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giữ người không đúng với quy định của pháp luật; giữ người không khi có lệnh của người có thẩm quyền; tạm giữ người quá hạn; giữ người thuộc trường hợp không được tạm giữ.

Tính trái pháp luật trong việc bắt, giữ người là việc bắt, giữ ngoài những trường hợp được cho phép. Vì vậy, để xác định được hành vi bắt, giữ người là trái pháp luật hay không thì phải căn cứ vào các quy định về việc bắt, giữ người tại một số quy định trong Luật Hành chính, Luật Tố tụng hình sự,...

Như vậy, việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là những hành vi nằm ngoài quy định pháp luật cho phép. Những hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Nhà nước.

Bắt giữ người trái pháp luật bị xử lý thế nào?Tội bắt giữ người trái pháp luật bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Hình phạt với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Điều 157 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, người nào bắt, giữ người trái pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trừ trường hợp phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi tại Điều 153 và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377).

Người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi thực hiện tội phạm thuộc một trong các trường hợp:

- Phạm tội có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Đối với người đang thi hành công vụ;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Đối với 02 người trở lên;

- Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

- Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Khung hình phạt nặng nhất với tội này là phạt tù từ 05 năm đến 12 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;

- Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;

- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người phạm tội bắt, giữ người trái pháp luật có thể bị phạt tù đến 12 năm, cấm đảm nhận chức vụ nhất định đến 05 năm.

Nếu còn vướng mắc về tội bắt giữ người trái pháp luật hoặc cần hỗ trợ pháp lý hình sự khác bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

>> Đột nhập trái phép nhà người khác có thể ngồi tù 05 năm.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất

Môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất

Môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất

Những năm gần đây, việc đưa và nhận hối lộ trong các cơ quan, tổ chức là vấn đề nhức nhối bị cả xã hội lên án. Trong đó, hành vi môi giới hối lộ là một trong những tác nhân quan trọng không thể thiếu. Vậy tội môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào?