Quyền từ chối bào chữa của luật sư và bị can, bị cáo

Thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp luật sư bị bị can, bị cáo từ chối bào chữa. Vậy quyền từ chối bào chữa của luật sư, bị can, bị cáo được quy định như thế nào?

Bị can, bị cáo có được từ chối luật sư bào chữa không?

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Luật sư là người được bị can, bị cáo hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định là người bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị buộc tội. Trong đó, có luật sư được mời và luật sư được chỉ định.

Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, có 03 đối tượng sau đây có quyền thay đổi hoặc từ chối luật sư bào chữa:

- Chính bản thân bị can, bị cáo

- Người đại diện của bị can, bị cáo

- Người thân thích của bị can, bị cáo

Khi từ chối luật sư không phải do chính bị can, bị cáo thực hiện thì đều phải được sự đồng ý của họ và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án ngoại trừ người này có nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi mà không thể tự bào chữa.

Ngoài ra, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa cho mình hoặc nhờ người khác bào chữa cho. Do đó, có thể thấy, việc có từ chối luật sư bào chữa hay không hoàn toàn dựa vào ý chí của người bị buộc tội.

Trong trường hợp, bị can, bị cáo từ chối luật sư được chỉ định thì khi đó, các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các tổ chức sau đây phải cử người tiếp tục việc bào chữa:

- Đoàn luật sư

- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Lúc này, cơ quan tiến hành tố tụng cũng lập thành văn bản và dừng việc chỉ định người bào chữa.

quyền từ chối bào chữa

Quyền từ chối bào chữa của luật sư và bị can, bị cáo (Ảnh minh họa)


Luật sư được chỉ định có quyền từ chối bào chữa?

Cùng với việc bị can, bị cáo từ chối luật sư bào chữa thì có điều ngược lại hay không? Theo điểm b, khoản 2, Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người bào chữa thì luật sư có nghĩa vụ không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đảm nhận bào chữa nếu:

- Không vì lý do bất khả kháng

- Không phải do trở ngại khách quan

Luật sư nếu không chứng minh được lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì không được phép từ chối bào chữa.

Ngoài ra, tại Điều 9 các hành vi bị cấm của Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 thì, việc từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng trừ lý do bất khả kháng là hành vi bị cấm đối với mỗi Luật sư.

Trong trường hợp có căn cứ từ chối, luật sư phải có văn bản thông báo cho các cơ quan này cùng với người được bào chữa biết.

Trên đây là quy định về việc từ chối bào chữa của luật sư và bị can, bị cáo. Để tìm hiểu các thông tin khác trong lĩnh vực hình sự, độc giả theo dõi tại đây.

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?