Phân biệt tội Làm nhục người khác và tội Vu khống

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nhầm lẫn và coi vu khống là làm nhục người khác. Mặc dù có nhiều điểm giống nhau, nhưng hai tội này là hai tội độc lập được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.

Sự giống nhau giữa Vu khống và Làm nhục người khác

Đây là hai tội trong nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, hai Tội này đều do cá nhân thực hiện với lỗi cố ý và có thể có hậu quả là:

- Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác

- Có thể gây rối loạn tâm thần hoặc hành vi của nạn nhân

- Làm nạn nhân tự sát

Xem thêm: Người dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội gì?

Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi phạm tội này có thể là bất cứ ai. Nếu người nào thực hiện các hành vi phạm tội nhằm mục đích nêu trên đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, những người thực hiện hai hành vi pham tội này còn phải chịu hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

phân biệt vu khống và làm nhục người khác

Phân biệt Vu khống và Làm nhục người khác (Ảnh minh họa)

Sự khác biệt giữa tội Vu khống và Làm nhục người khác

STT

Tiêu chí

Làm nhục người khác

Vu khống

1

Căn cứ pháp lý

Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015

2

Hành vi

Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác

- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật

- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền

3

Hậu quả

Nhân phẩm, danh dự của người khác bị xúc phạm nghiêm trọng

- Nhân phẩm, danh dự bị xúc phạm nghiêm trọng

- Gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

4

Đối tượng

- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình

- Có tổ chức

- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình

5

Hình phạt

- Mức 1:

+ Phạt cảnh cáo

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

- Mức 2: Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

- Mức 3: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm

- Mức 1:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm

+ Phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

- Mức 2: Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

- Mức 3: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

- Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng,

Trên đây là phân biệt tội Làm nhục người khác và tội Vu khống. Qua đó, có thể thấy, tội Vu khống có khung hình phạt nặng hơn và các hành vi được quy định cụ thể hơn tội Làm nhục người khác.

Để tìm hiểu thêm các loại tội phạm khác thì đọc ở đây.

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?