Phân biệt kháng cáo, kháng nghị trong vụ án hình sự

Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Vậy làm sao để phân biệt được kháng cáo và kháng nghị?

Kháng cáo, kháng nghị trong vụ án hình sự là gì?

Bởi đều là thủ tục tố tụng sau khi có bản án, quyết định sơ thẩm nên kháng cáo và kháng nghị có một số điểm giống nhau:

- Đều là việc xem xét lại nội dung của bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án sơ thẩm;

- Với những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành trừ các trường hợp được cho thi hành ngay:

+ Hình phạt cảnh cáo;

+ Bị cáo đang bị tạm giam nhưng Tòa án sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải hình phạt tù, được hưởng án treo, thời gian phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian đã tạm giam;

- Hai thủ tục này được quy định chi tiết trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

phân biệt kháng cáo kháng nghị
Phân biệt kháng cáo và kháng nghị trong vụ án hình sự (Ảnh minh họa)


05 điểm khác nhau của kháng cáo và kháng nghị

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, ngoài những điểm giống nhau ở trên, dưới đây là 05 đặc điểm khác nhau của hai thủ tục này:

STT

Tiêu chí

Kháng cáo

Kháng nghị

1

Căn cứ

Điều 331, 332, 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Điều 336, 337 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

2

Đối tượng thực hiện

- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ;

- Người bào chữa cho người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất;

- Nguyên đơn, bị đơn dân sự và người đại diện của họ khi liên quan đến bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự;

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện của họ;

- Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;

- Người được Tòa án tuyên không có tội;

- Viện kiểm sát cùng cấp;

- Viện kiểm sát cấp trên.

3

Thời hạn

- Đối với bản án sơ thẩm: 15 ngày kể từ ngày tuyên án;

- Đối với quyết định sơ thẩm: 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định;

- Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm:

+ Viện kiểm sát cùng cấp: 15 ngày;

+ Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp: 30 ngày;

- Đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:

+ Viện kiểm sát cùng cấp: 07 ngày;

+ Viện kiểm sát cấp trên: 15 ngày;

4

Nội dung

Thể hiện bằng Đơn kháng cáo với các nội dung:

- Ngày, tháng, năm làm đơn;

- Họ tên, địa chỉ người kháng cáo;

- Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;

- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo;

Thể hiện bằng quyết định kháng nghị với các nội dung:

- Ngày, tháng, năm ra quyết định, số của quyết định kháng nghị;

- Tên Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;

- Kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm;

- Lý do, căn cứ và yêu cầu của Viện kiểm sát;

- Họ tên, chức vụ của người ký quyết định;

5

Phạm vi

- Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

- Phần bản án, quyết định liên quan đến bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự;

- Căn cứ mà bản án xác định không có tội;

- Áp dụng trong thủ tục phúc thẩm.

- Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

- Áp dụng trong thủ tục: Phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

>> Mẫu Đơn kháng cáo vụ án dân sự mới nhất 2019

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?