Phân biệt giám đốc thẩm và tái thẩm trong hình sự

Hẳn ai cũng từng nghe đến thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm nhưng liệu có phải ai cũng phân biệt được rạch ròi hai khái niệm này không?

Giám đốc thẩm là gì? Tái thẩm là gì?

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng vì có vi phạm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án mà bị kháng nghị.

(Căn cứ Điều 370 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng sau đó phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định trên nên bị kháng nghị. Lúc Tòa án ra bản án, quyết định thì không biết được tình tiết mới này.

(Căn cứ Điều 397 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Sự giống và khác giữa Giám đốc thẩm và tái thẩm

Sự giống nhau

Theo Điều 403 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tái thẩm giống giám đốc thẩm các thủ tục sau: Thủ tục thông báo, tiếp nhận, chuyển hồ sơ, thời hạn giải quyết...

Ngoài ra, quy định về người tham gia phiên tòa xét xử, thời hạn mở phiên tòa, nội dung của quyết định giám đốc thẩm và tái thẩm cũng giống nhau.

Bên cạnh đó, hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm có một số quyền giống nhau:

- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án.

- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị

- Đình chỉ xét xử

phân biệt giám đốc thẩm và tái thẩm
Phân biệt giám đốc thẩm và tái thẩm trong hình sự (Ảnh minh họa)

Sự khác nhau

Mặc dù đều là xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng giữa giám đốc thẩm và tái thẩm vẫn có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

STT

Tiêu chí

Giám đốc thẩm

Tái thẩm

1

Đối tượng là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật:

- Có vi phạm nghiêm trọng trong giải quyết vụ án

- Có tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung của bản án, quyết định

- Tại thời điểm ra bản án, quyết định, Tòa án không biết có tình tiết này

2

Người có quyền kháng nghị

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với:

+ Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao

+ Quyết định của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết

+ Trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương với bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với bản án, quyết định của Tòa án các cấp, trừ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương với bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu, khu vực

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ

3

Thẩm quyền của hội đồng

- Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.

- Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

4

Căn cứ kháng nghị

- Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

- Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, định giá tài sản, lời dịch, bản dịch thuật không đúng sự thật

- Có tình tiết do Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm không biết nên kết luận không đúng khiến bản án, quyết định không đúng

- Vật chứng, biên bản điều tra, truy tố, xét xử, chứng cứ, tài liệu khác. … bị giả mạo, không đúng sự thật

- Những tình tiết khác làm bản án, quyết định của Tòa án không đúng sự thật

5

Thời hạn kháng nghị

- Theo hướng không có lợi cho người bị kết án: Trong 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

- Theo hướng có lợi cho người bị kết án: Bất cứ lúc nào kể cả khi người bị kết án đã chết

- Nếu không có căn cứ kháng nghị thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do

- Theo hướng không có lợi cho người bị kết án: Không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện

- Theo hướng có lợi cho người bị kết án: Không hạn chế thời gian kể cả khi người bị kết án đã chết

Trên đây là sự giống và khác nhau cơ bản giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố tụng hình sự. Để theo dõi các bài viết khác về lĩnh vực này, mời bạn đọc bấm tại đây.

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?