Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, xử lý thế nào?

Gần đây, nhiều người Việt Nam lựa chọn ra nước ngoài sinh sống, học tập. Vậy nếu người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài thì có bị xử lý theo pháp luật Việt Nam không?


Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Theo quy định trên, người Việt ở nước ngoài mà vi phạm một trong các tội quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam thì có thể bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.

Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Xuất phát từ yếu tố chủ quyền quốc gia, hầu hết các hoạt động tố tụng hình sự của một quốc gia chỉ có thể được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Vì vậy, việc xử lý tội phạm ở nước ngoài rất cần đến sự hỗ trợ của nước bạn thông qua các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước.

Khi hai nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, nước này sẽ dẫn độ công dân của nước kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự.

Việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải đảm bảo phù hợp với những điều khoản đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp. Đồng thời, phải đáp ứng điều kiện dẫn độ và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ.

Đến nay, Việt Nam đã ký một số Hiệp định tương trợ tư pháp với một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Nga, Cu Ba…

Với trường hợp không có Hiệp định hỗ trợ tư pháp trong việc dẫn độ, hỗ trợ điều tra… việc xử lý tội phạm sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của các quốc gia trên nguyên tắc có đi có lại tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nếu nước bạn không dẫn độ người phạm tội thì người này có thể bị xử lý theo pháp luật nước sở tại.

Khi đó, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.  

Trên đây quy định về người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Tù chung thân có phải là đi tù suốt đời?

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Vậy tù chung thân có phải là đi tù suốt đời?

Làm người dưới 16 tuổi có bầu, bị phạt thế nào?

Hiện nay, việc trẻ vị thành niên quan hệ sớm, có bầu,… là những vấn đề thường xuyên·gây xôn xao dư luận xã hội. Theo quy định của pháp luật, làm cho người dưới 16 tuổi có bầu có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.