Người nước ngoài giết người tại Việt Nam bị xử lý thế nào?

Gần đây, tại Việt Nam xảy ra một số vụ án giết người do người nước ngoài thực hiện. Trong đó, nhiều người thắc mắc: Người nước ngoài giết người tại Việt Nam bị xử lý thế nào?

Xử lý người nước ngoài phạm tội theo pháp luật Việt Nam

Tại Điều 5 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định

“1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”

Theo quy định trên, người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam nếu thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì được giải quyết theo tập quán quốc tế hoặc giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Trường hợp người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam nhưng không thuộc trường hợp được miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Người nước ngoài giết người tại Việt Nam bị xử lý thế nào?

Mức phạt người nước ngoài giết người tại Việt Nam

Như đã phân tích, người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam nhưng không thuộc trường hợp được miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Trong đó, hành vi giết người tại Việt Nam sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người.

Tội giết người được quy định cụ thể tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.”

Theo quy định trên, tùy vào tính chất, mức độ phạm tội mà người phạm tội giết người có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Bên cạnh đó, với người nước ngoài phạm tội, Bộ luật Hình sự còn quy định một hình phạt riêng với người nước ngoài là trục xuất. Trục xuất là có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, buộc người phạm tội phải rời khỏi Việt Nam trong một thời hạn nhất định (theo Điều 37 Bộ luật Hình sự 2015)

Ngoài ra, trong trường hợp quốc gia có công dân phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam có văn bản yêu cầu dẫn độ người nước ngoài về nước để xử lý thì tùy từng tình huống cụ thể mà cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tại Việt Nam có thể đồng ý hoặc không đồng ý dẫn độ.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: Người nước ngoài giết người tại Việt Nam bị xử lý thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ  19006192  để được giải đáp nhanh nhất.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Tù chung thân có phải là đi tù suốt đời?

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Vậy tù chung thân có phải là đi tù suốt đời?

Làm người dưới 16 tuổi có bầu, bị phạt thế nào?

Hiện nay, việc trẻ vị thành niên quan hệ sớm, có bầu,… là những vấn đề thường xuyên·gây xôn xao dư luận xã hội. Theo quy định của pháp luật, làm cho người dưới 16 tuổi có bầu có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.