Luật sư bào chữa được tham gia từ giai đoạn nào của vụ án?

Trong tố tụng hình sự, luật sư có thể tham gia vào nhiều giai đoạn với tư cách khác nhau. Cụ thể, luật sư được tham gia từ giai đoạn nào của vụ án?

Luật sư có thể tham gia với tư cách người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, của bị hại, đương sự. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này xin phép chỉ đề cập tới khía cạnh luật sư bào chữa.

Luật sư bào chữa tham gia từ giai đoạn điều tra

Theo Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thời điểm luật sư bào chữa tham gia tố tụng là từ khi khởi tố bị can.

Trừ trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trong đó, khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, bắt người gồm:

  • Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

  • Bắt người phạm tội quả tang;
  • Bắt người đang bị truy nã;

  • Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;
  • Bắt người bị yêu cầu dẫn độ

Còn đối với trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Như vậy, sớm nhất, luật sư có thể tham gia tố tụng ngay từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra nếu được mời/lựa chọn bào chữađược cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Trong giai đoạn này, người bào chữa sẽ do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ mời/lựa chọn.

luật sư được tham gia từ giai đoạn nào

Luật sư được tham gia từ giai đoạn nào của vụ án hình sự? (Ảnh minh họa)

Các trường hợp bắt buộc phải có luật sư

Luật sư bào chữa tham gia vào vụ án hình sự khi được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định (khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13).

Theo đó, sẽ có luật sư được mời hoặc luật sư chỉ định. Và trong các trường hợp sau đây, nếu không mời được người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải chỉ định người bào chữa:

- Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

- Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

Theo đó, trong 2 trường hợp nêu trên bắt buộc phải có người bào chữa nếu không mời được thì phải chỉ định người bào chữa. Sự tham gia của người bào chữa vào những vụ án này không phụ thuộc vào ý chí của bị can, bị cáo.

>> Quyền từ chối bào chữa của luật sư và bị can, bị cáo

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?