Những trường hợp bị tạm giam, tạm giữ theo quy định mới

Hiện nay, dư luận đang khá thắc mắc khi có một số trường hợp người phạm tội đã bị khởi tố nhưng cơ quan điều tra không tạm giam, tạm giữ các đối tượng này. Vậy trong trường hợp nào thì sẽ bị tạm giam, tạm giữ?

Tạm giam, tạm giữ là gì?

Theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng các biện pháp bắt giữ người khi:

- Muốn kịp thời ngăn chặn tội phạm

- Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử

- Khi có căn cứ cho rằng người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội

- Đảm bảo cho thi hành án

Khi đó, tạm giam, tạm giữ là hai trong số các biện pháp ngăn chặn này; chúng giúp quá trình điều tra của cơ quan có thẩm quyền được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Theo đó, người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở tạm giữ trong thời gian bị tạm giữ, gia hạn tạm giữ.

Người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án, người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

khi nào thì bị tam giam, tạm giữ?

Trong trường hợp nào thì bị bắt tạm giam, tạm giữ? (Ảnh minh họa)

Khi nào thì bị tạm giam, tạm giữ?

Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định tạm giữ là biện pháp ngăn chặn được sử dụng để bắt giữ người phạm tội trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc theo quyết định truy nã.

Theo đó, thời gian tạm giữ không quá 03 ngày. Trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn nhưng không quá 03 ngày. Đặc biệt, trong một số tình huống đặc thù, người ra quyết định có thể gia hạn lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Tạm giam được quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, tạm giam được áp dụng với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền còn có thể áp dụng biện pháp tạm giam trong các trường hợp sau đây:

- Đối với tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà hình phạt tù trên 02 năm khi:

+ Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vẫn vi phạm

+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

+ Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

+ Tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án;

+ Đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

- Đối với tội ít nghiêm trọng mà hình phạt tù đến 02 năm nếu tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Như vậy, chỉ trong một số trường hợp cụ thể nêu trên thì các cơ quan có thẩm quyền mới quyết định việc tạm giam, tạm giữ người khác. Để tìm hiểu thêm về các hình phạt khác, đón đọc tại đây.

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?