Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 133/2020/NĐ-CP

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự
Lĩnh vực: Hình sự Loại dự thảo:Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Chính phủTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết khoản 4 Điều 17, Điều 31, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 43, Điều 47, Điều 48, Điều 49, Điều 51, Điều 55, Điều 56, Điều 74, Điều 75, khoản 1 Điều 147, Điều 149 và Điều 151 của Luật Thi hành án hình sự năm 2019

Tải Nghị định

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Du-thao-nd-sua-doi-nd-133-2020-Luat-Thi-hanh-an hinh-su DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

CHÍNH PHỦ

 

 
 
 

 

 

Số:         /2023/NĐ-CP

 

DỰ THẢO

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày       tháng      năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2020/NĐ-CP

ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật Thi hành án hình sự

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

Nghị định này quy định chi tiết khoản 4 Điều 17, Điều 31, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 43, Điều 47, Điều 48, Điều 49, Điều 51, Điều 55, Điều 56, Điều 74, Điều 75, khoản 1 Điều 147, Điều 149 và Điều 151 của Luật Thi hành án hình sự năm 2019”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:

“2. Cơ sở giam giữ phạm nhân được trích từ kết quả lao động của phạm nhân, các nguồn thu hợp pháp khác và tiếp nhận sự ủng hộ kinh phí của các tổ chức, cá nhân trong nước để hỗ trợ đầu tư cho cơ sở vật chất và thực hiện các chế độ đối với phạm nhân. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật khác có liên quan”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“1. Phân trại giam

Phân trại giam thuộc trại giam có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân theo đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Phân trại giam gồm:

a) Khu giam giữ

Khu giam giữ thuộc phân trại giam, gồm:

- Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;

- Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm đã được giảm án và thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

b) Nhà giam

- Nhà giam chung: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 80 phạm nhân;

- Nhà giam riêng: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 08 phạm nhân;

- Nhà kỷ luật: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 02 phạm nhân bị kỷ luật.

c) Các công trình phục vụ, gồm:

- Công trình phục vụ lao động, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân;

- Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng công tác tại trại giam.

2. Khu lao động, dạy nghề

a) Khu lao động, dạy nghề, gồm:

- Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do trại giam đầu tư xây dựng, trực tiếp quản lý;

- Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trong khu vực đất do trại giam quản lý và bàn giao cho trại giam tiếp quản, sử dụng trong thời gian hợp tác.

b) Khu lao động, dạy nghề có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật.

c) Khu lao động, dạy nghề có các hạng mục công trình sau:

- Nhà giam giữ phạm nhân được xây dựng kiên cố, chắc chắn đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

- Công trình phục vụ học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân.

- Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên quốc phòng công tác tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề.

3. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của khu lao động, dạy nghề; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập khu lao động, dạy nghề quy định tại khoản 5 Điều này”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 7 như sau:

5. Phạm nhân được sử dụng điện, nước phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở giam giữ phạm nhân để phục vụ sinh hoạt, học tập, lao động”.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 9 như sau:

1. Phạm nhân khi đến cơ sở giam giữ được y tế của cơ sở giam giữ tổ chức khám, lập phiếu khám sức khỏe. Trong thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tù, cơ sở giam giữ phạm nhân căn cứ vào điều kiện, thời gian chấp hành án phạt tù của phạm nhân và tình hình cụ thể phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện và tương đương trở lên hoặc bệnh viện Quân đội nơi cơ sở giam giữ phạm nhân đóng để tổ chức khám sức khỏe cho phạm nhân định kỳ ít nhất 02 năm/lần, cụ thể: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, khám lâm sàng theo các chuyên khoa khi có chỉ định của bác sĩ và lưu kết quả vào hồ sơ để quản lý, theo dõi sức khỏe của phạm nhân. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho phạm nhân được thanh toán theo khung giá quy định của Bộ Y tế. Cơ sở giam giữ phạm nhân thường xuyên có biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống thiên tai, tai nạn thương tích.

2. Phạm nhân khi đến cơ sở giam giữ, bị bệnh, bị thương tích được khám bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ phạm nhân. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định trích xuất đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu để điều trị và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Trường hợp vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu thì theo chỉ định của Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, quyết định tuyến điều trị tiếp theo; đồng thời phải báo cáo Cơ quan quan lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý). Chế độ cấp phát thuốc điều trị, bồi dưỡng cho phạm nhân điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ phạm nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định. Chế độ ăn cho phạm nhân không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Trường hợp phạm nhân có thẻ bảo hiểm y tế thì được khám chữa bệnh theo quy định”.

6. Bổ sung Điều 11a như sau:

“Điều 11a. Kinh phí và các điều kiện bảo đảm mai táng phạm nhân chết

1. Kinh phí bảo quản thi thể phạm nhân trong thời gian chờ các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết hoặc chờ thân nhân phạm nhân đến nhận tử thi theo quy định tại Điều 56 Luật Thi hành án hình sự thanh toán theo đơn giá của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở bảo quản thi thể.

2. Cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức mai táng phạm nhân chết bằng hình thức địa táng hoặc hỏa táng. Tổng kinh phí không quá 40 lần định lượng ăn trong một tháng của phạm nhân.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí quỹ đất phù hợp để cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức mai táng, làm thủ tục khai tử cho phạm nhân chết theo quy định của pháp luật”.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

Điều 12. Phổ biến chính sách, pháp luật, giáo dục công dân, thời sự, và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí cho phạm nhân

1. Giáo dục giai đoạn phạm nhân mới được đưa đến cơ sở giam giữ phạm nhân

Sau khi được đưa đến cơ sở giam giữ phạm nhân để chấp hành án phạt tù, phạm nhân được tham gia học tập, phổ biến các nội dung sau: Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân; Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; các quy định về đồ vật được đưa vào sử dụng và đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân; quy định nếp sống văn hóa, giao tiếp, ứng xử của phạm nhân; các tiêu chí xếp loại chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù; các chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế; chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân; chế độ sinh hoạt, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách báo, vui chơi giải trí; chế độ gặp thân nhân, nhận, gửi thư, tiền, quà, liên lạc điện thoại; quy định về khen thưởng, xử lý phạm nhân vi phạm; một số nội dung về giá trị đạo đức, kỹ năng sống.

Thời gian học tập, phổ biến từ 04 đến 06 ngày kể từ ngày bắt đầu lớp học. Trường hợp xảy ra dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác thì sau khi kết thúc biện pháp phòng, chống hoặc khắc phục hậu quả các tình huống trên phải tổ chức cho phạm nhân học tập.

Việc học tập phải tổ chức thành lớp học. Trường hợp có phạm nhân mới được đưa đến thì có thể bổ sung vào lớp học và bố trí cho học tăng cường, bổ trợ kiến thức, tự đọc tài liệu để theo kịp tiến độ, lịch học của lớp hoặc tổ chức học tập vào lớp sau. Trường hợp có dưới 05 phạm nhân; phạm nhân bị ốm đau, bệnh tật hoặc sự kiện bất khả kháng khác thì tùy tình hình thực tế, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định tổ chức lớp học hoặc phổ biến, hướng dẫn phạm nhân đọc tài liệu và viết thu hoạch kết quả học tập. Sau khi học xong nội dung, chương trình giáo dục đầu vào phạm nhân mới được biên chế về các đội (tổ) phạm nhân. Trường hợp xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định biên chế về đội (tổ) phạm nhân rồi mới tổ chức phổ biến, giáo dục cho phạm nhân.

2. Giáo dục giai đoạn phạm nhân đang chấp hành án                                  

Sau khi biên chế về các đội (tổ), phạm nhân được phổ biến, học tập: các nội dung cơ bản của Hiến pháp; quy định về chính sách hình sự của Việt Nam; các quy định về tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, miễn chấp hành án phạt tù; một số quy định của Luật Thi hành án hình sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Đặc xá, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, Luật Giáo dục nghề nghiệp,... và một số nội dung, giá trị đạo đức, kỹ năng sống. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi còn được học tập, phổ biến: Luật Trẻ em, Luật Thanh niên, Luật Giáo dục, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia,... và các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến lứa tuổi, giới tính.

Căn cứ điều kiện thực tế của đơn vị, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân bố trí lịch học 02 buổi/tuần cho phù hợp, hoàn thành trong thời gian không quá 06 tháng từ khi bắt đầu tổ chức lớp học. Tại trại giam, mỗi lớp học không quá 100 phạm nhân, đối với phân trại quản lý phạm nhân trong trại tạm giam, nhà tạm giữ có từ 05 phạm nhân trở lên, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định thành lập lớp tổ chức học tập, phổ biến cho phạm nhân. Trong khoảng thời gian chưa thực hiện được một phần ba chương trình học mà có phạm nhân mới được đưa đến đã được biên chế, thì có thể bổ sung vào lớp học và bố trí cho học tăng cường, bổ trợ kiến thức, tự đọc tài liệu để theo kịp tiến độ, lịch học của lớp hoặc tổ chức học tập vào lớp sau.

Đối với phạm nhân có thời gian chấp hành án còn lại dưới 6 tháng, phạm nhân bị giam tại nhà giam riêng thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân bố trí lịch phổ biến, học tập cho phù hợp, kết hợp cho phạm nhân tự đọc tài liệu, viết thu hoạch kết quả học tập. Nếu số lượng phạm nhân ít, không đủ để mở lớp, thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải bố trí lịch học tập, phổ biến, cho phạm nhân tự đọc tài liệu và viết thu hoạch kết quả học tập vào tháng cuối của quý theo kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù.

3. Giáo dục giai đoạn phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù

Phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được phổ biến, học tập: Các chính sách, quy định của pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng, vay vốn sản xuất, kinh doanh, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm; một số nội dung cơ bản của Luật Cư trú, Luật Căn cước công dân, Luật Giao thông đường bộ, đường thủy, Luật An ninh mạng, Luật Xử lý vi phạm hành chính; các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm, xóa án tích; các quy định về bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; một số nội dung, giá trị đạo đức, kỹ năng sống; tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý.

Đối với phạm nhân đã được Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức phổ biến, học tập các quy định về quyền và nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện. Đối với phạm nhân đã được tổ thẩm định liên ngành đồng ý đề nghị đặc xá, cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức phổ biến, học tập các quy định về quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá. Đối với số phạm nhân được Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng họp xét đề nghị giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại thì cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức phổ biến, học tập các quy định về tái hòa nhập cộng đồng.

Mỗi lớp học không quá 100 phạm nhân. Thời gian phổ biến, học tập từ 05 đến 07 ngày kể từ ngày bắt đầu lớp học, tổ chức trong khoảng thời gian phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù; hoặc trước khi thi hành quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện và quyết định giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại.

Căn cứ điều kiện thực tế, cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tư vấn sức khỏe, tâm lý, tình cảm, hôn nhân, gia đình, pháp luật, trợ giúp pháp lý; tọa đàm, trao đổi, phổ biến kinh nghiệm hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống cho phạm nhân.

4. Các cơ sở giam giữ phạm nhân phải xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, tư vấn cho phạm nhân. Mỗi buổi học 4 giờ. Những nơi vì điều kiện khách quan không tổ chức được lớp học, thì phải tổ chức phổ biến, hướng dẫn phạm nhân tự nghiên cứu, đọc sách, tài liệu và tổ chức viết thu hoạch để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Phạm nhân nữ nếu giam giữ ở phân trại riêng thì tổ chức học riêng; trường hợp giam giữ trong cùng phân trại với phạm nhân nam thì tùy điều kiện, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định học chung hoặc học riêng nhưng phải bảo đảm không để vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân. Phạm nhân nhiều tiền án, tiền sự, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm nhân mà xét thấy cần thiết cần tổ chức gặp gỡ, giáo dục cá biệt và đề ra các biện pháp, hình thức tác động giáo dục phù hợp. Các phạm nhân chưa thực hiện xong trách nhiệm dân sự cần giáo dục, phổ biến họ tự nguyện, tích cực khắc phục ngay để đủ điều kiện, tiêu chuẩn được hưởng chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước.

5. Phạm nhân là người nước ngoài được giáo dục, phổ biến pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong thời gian chấp hành án; Luật Tương trợ tư pháp, hiệp định song phương giữa Việt Nam và nước mà họ mang quốc tịch về chuyển giao người bị kết án phạt tù (nếu có) hoặc hiệp định đa phương, công ước quốc tế, điều ước quốc tế liên quan đến quyền, nghĩa vụ của phạm nhân mà Việt Nam và nước họ là thành viên. Tùy theo mức độ hiểu biết tiếng Việt của phạm nhân là người nước ngoài, phạm nhân có thể được giáo dục, phổ biến bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc phát tài liệu đã dịch cho phạm nhân là người nước ngoài nghiên cứu, học tập; khuyến khích phạm nhân tự học tiếng Việt để có thể tự nghiên cứu, học tập chương trình, nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục công dân như các phạm nhân khác. Nội dung, tài liệu học tập về giáo dục pháp luật, giáo dục công dân có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước mà phạm nhân mang quốc tịch.

6. Việc dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân bị khiếm thính, khiếm thị, bị câm, ốm đau, phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ, ốm đau, bệnh tật thường xuyên hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần, do Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định đối với từng trường hợp.

7. Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thông tin cho phạm nhân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, các sự kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm của đất nước và của địa phương. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phát động các phong trào thi đua chấp hành án phạt tù trong phạm nhân phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

8. Ngoài thời gian lao động, học tập, phạm nhân được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện thực tế quản lý, giam giữ và lứa tuổi của phạm nhân. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với lứa tuổi tùy theo điều kiện thực tế của cơ sở giam giữ phạm nhân.

9. Chương trình phổ biến pháp luật, giáo dục công dân được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

10. Tài liệu học tập, giảng dạy của chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân do Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng biên soạn”.

8. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3, 4 Điều 13 như sau:

“2. Tùy theo chương trình mà sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy và học phù hợp theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian học văn hóa của phạm nhân tối thiểu 02 buổi/tuần, mỗi buổi 4 giờ do Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định, trừ các ngày Chủ nhật, lễ, Tết. Cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức các lớp học văn hóa cho phạm nhân và dạy nói tiếng Việt cho phạm nhân không nói được tiếng Việt (tiếng phổ thông), Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng nhận thức của phạm nhân quyết định hình thức, thời gian, phương pháp dạy cho phù hợp. Nhà nước khuyến khích gia đình phạm nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ sách giáo khoa, vở, tài liệu, đồ dùng học tập, sách, báo, dụng cụ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí cho phạm nhân nhưng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

3. Giáo viên dạy văn hóa cho phạm nhân là cán bộ, chiến sĩ của các cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc của các cơ sở giáo dục địa phương. Những phạm nhân đã cải tạo tiến bộ, có trình độ học vấn, khả năng sư phạm, nhân thân tốt, không phải là đối tượng chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu, lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ, hung hãn, mắc bệnh truyền nhiễm, có tiền sử nghiện ma túy, không phải là phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia có thể bố trí hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ dạy văn hóa xóa mù chữ cho phạm nhân. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xác nhận hoàn thành Chương trình Xóa mù chữ Giai đoạn 1, Giai đoạn 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phạm nhân.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi có cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp thực hiện, cử giáo viên đến dạy văn hóa cho phạm nhân; quản lý, chỉ đạo thực hiện các chương trình học văn hóa, tổ chức xét công nhận phổ cập tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở cho phạm nhân; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ, chiến sĩ dạy văn hóa cho phạm nhân. Cơ sở giam giữ phạm nhân bố trí hội trường, phòng học đảm bảo việc dạy và học cho phạm nhân”.

9. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:

“Điều 17. Sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân

Kết quả lao động của phạm nhân là phần chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý quy định tại điểm b khoản 5 Điều 16 được sử dụng như sau:

1. Sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân trong chỉ tiêu, định mức được giao

a) Trích 14% để bổ sung mức ăn cho phạm nhân

Căn cứ vào số tiền trích được, Giám thị trại giam quyết định bổ sung mức ăn cho phạm nhân nhưng không được tăng thêm quá 1/6 lần tiêu chuẩn ăn hằng tháng mà pháp luật quy định cho mỗi phạm nhân;

Đối với phạm nhân lao động làm thêm giờ, lao động ngày nghỉ, ngoài tiêu chuẩn ăn hằng ngày do ngân sách nhà nước đảm bảo, mỗi phạm nhân còn được ăn thêm nhưng không vượt quá giá trị tiêu chuẩn ăn ngày thường do ngân sách nhà nước đảm bảo. Tiêu chuẩn ăn thêm này nếu không sử dụng theo quy định thì phạm nhân được gửi vào lưu ký để sử dụng trong sinh hoạt, nộp án phí, thực hiện các nghĩa vụ dân sự, hình phạt bổ sung là hình phạt tiền hoặc để nhận lại sau khi chấp hành xong án phạt tù;

Trường hợp đã trích đủ mức ăn bổ sung theo quy định mà còn số dư thì Giám thị trại giam báo cáo Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (đối với trại giam do Bộ Công an quản lý), Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý), Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Quân khu xem xét, quyết định chi khoản kinh phí còn dư này để mua các vật dụng sinh hoạt phục vụ chung cho phạm nhân ở các trại giam và phải phổ biến, thông báo chung cho tập thể phạm nhân biết thông qua Ban Tự quản của phạm nhân, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và đúng đối tượng được thụ hưởng.

b) Trích 2% lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi tư vấn, hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù. Trại giam tiến hành các hoạt động hỗ trợ, tổ chức giáo dục công dân, giáo dục pháp luật, tư vấn, liên hệ tìm việc làm và các hoạt động khác có liên quan đến việc tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; cấp 01 bộ quần áo cho phạm nhân chấp hành xong án phạt tù không có quần áo về nơi cư trú, mức tối đa không quá 20 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường của phạm nhân.

c) Trích 10% chi trả một phần công lao động cho phạm nhân tham gia lao động. Phạm nhân được chi trả một phần công lao động theo kỳ xếp loại quý. Định mức chi trả một phần công lao động cho phạm nhân được tính bằng tổng số dư đầu quý và số trích trong quý chia đều cho tổng số phạm nhân được chi trả một phần công lao động. Phạm nhân tham gia lao động được chi trả một phần công lao động theo các mức sau: Phạm nhân xếp loại tốt được hưởng 100% định mức, phạm nhân xếp loại khá được hưởng 90% định mức, phạm nhân xếp loại trung bình được hưởng 80% định mức, phạm nhân xếp loại kém được hưởng 50% định mức.

Đối với phạm nhân chấp hành xong án phạt tù đã có kết quả xếp loại quý nhưng đơn vị chưa có báo cáo quyết toán thu chi kết quả lao động quý thì phạm nhân được chi trả một phần công lao động theo mức của quý trước liền kề. Trường hợp phạm nhân chấp hành xong án phạt tù chưa được xếp loại quý thì không được chi trả một phần công lao động.

d) Trích 29% bổ sung quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam, trong đó:

- Trích 18% bổ sung quỹ phúc lợi của trại giam để thực hiện các hoạt động: Hỗ trợ tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho phạm nhân hoặc khi phạm nhân bị bệnh, gặp rủi ro, khi điều trị theo quy định với mức hỗ trợ tối đa không quá 05 lần định mức chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trong quý đó, một năm chỉ hỗ trợ một lần; hỗ trợ phạm nhân bị tai nạn lao động, mức hỗ trợ tối đa không quá 5 lần định lượng ăn trong một tháng cho mỗi phạm nhân; hỗ trợ cho cán bộ, chiến sĩ của trại giam có hoàn cảnh khó khăn, khi bị bệnh, gặp rủi ro, tai nạn lao động hoặc điều trị tại các cơ sở y tế với mức hỗ trợ tối đa không quá 02 tháng lương bình quân theo cấp bậc hàm toàn đơn vị, mỗi năm chỉ hỗ trợ một lần; tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho cán bộ, chiến sĩ, liên hoan các ngày lễ, tết và hỗ trợ các hoạt động phúc lợi khác của trại giam.

- Trích 9% bổ sung quỹ khen thưởng của trại giam để thực hiện các hoạt động: Thưởng cho những phạm nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình chấp hành án, mức thưởng không vượt quá 2.000.000 đồng/lần/phạm nhân; thưởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động, học nghề; thưởng, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ của trại giam phù hợp với kết quả công tác, tổng mức tiền thưởng, bồi dưỡng chung tối đa một năm đối với cán bộ, chiến sĩ không vượt quá 02 tháng lương theo cấp bậc hàm của toàn đơn vị.

- Trích 2% nộp về Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (đối với trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng (đối với trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) làm quỹ hỗ trợ các hoạt động quản lý, tổng kết, sơ kết, tập huấn, hội nghị, hội thảo và hợp tác quốc tế và một số hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của Cục”.

đ) Trích 45% chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân; nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù, trong đó:

- Trích 35% tạo nguồn vốn chung đầu tư trở lại cho các trại giam, phục vụ giáo dục, lao động dạy nghề, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ và xây dựng cơ sở vật chất. Đối với trại giam do Bộ Công an quản lý nộp về Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; đối với trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý nộp về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng để xây dựng kế hoạch phân bổ chung.

Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ lao động và xây dựng cơ sở vật chất của các trại giam, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (đối với trại giam do Bộ Công an quản lý), Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Quân khu có trách nhiệm phê duyệt danh mục, kế hoạch đầu tư có giá trị dưới 05 tỷ đồng; chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xem xét, phê duyệt các danh mục, kế hoạch đầu tư có giá trị trên 05 tỷ đồng.

Việc quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí được trích lại để đầu tư cho các dự án, kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ lao động và xây dựng cơ sở vật chất cho các trại giam đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;

- Trích 10% đào tạo dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho phạm nhân. Giám thị trại giam phải lập dự toán theo hướng dẫn của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (đối với trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý), Cơ quan thi hành án hình sự Quân khu (đối với trại giam do Quân khu quản lý) và phải được Thủ trưởng các cơ quan này phê duyệt dự toán trước khi tổ chức thực hiện.

2. Sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân vượt chỉ tiêu, định mức được giao

a) Trích 50% bổ sung Quỹ khen thưởng để thực hiện chi trả trực tiếp cho phạm nhân tham gia lao động, học nghề vượt chỉ tiêu định mức được giao.

b) Trích 50% bổ sung Quỹ phúc lợi của trại giam để thực hiện các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

3. Phạm nhân được gửi lưu ký số tiền thưởng, tiền chi trả một phần công lao động và kết quả vượt chỉ tiêu, định mức được giao để sử dụng hoặc nhận lại sau khi chấp hành xong án phạt tù.

4. Kết quả lao động, học nghề của phạm nhân và các hoạt động phục vụ yêu cầu quản lý, giam giữ, căn-tin phục vụ sinh hoạt của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý, không thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.

5. Giám thị trại giam chịu trách nhiệm

a) Trích nộp và quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thu được từ kết quả lao động của phạm nhân trong trại giam theo đúng các quy định của Điều này và quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

b) Tổ chức kiểm kê, đánh giá tài sản, vật tư, tiền vốn lao động, kết quả thực hiện kế hoạch, tổng số thu, chi từ các hoạt động lao động của đơn vị và báo cáo về Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (đối với trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý), Cơ quan thi hành án hình sự Quân khu (đối với trại giam do Quân khu quản lý). Thời điểm thống kê, báo cáo tính từ 0 giờ ngày 31 tháng 12 hằng năm”.

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 18 như sau:

“1. Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù (sau đây viết gọn là xếp loại) định kỳ theo: Tuần, tháng, quý, 06 tháng và 01 năm như sau:

a) Phạm nhân đã được nhận xét, đánh giá thái độ, kết quả chấp hành án phạt tù từ 04 ngày trở lên trong một tuần thì được xếp loại tuần. Thời gian xếp loại tuần tính từ ngày thứ Bảy tuần trước đến ngày thứ Sáu tuần sau đó. Đối với tuần có các ngày thuộc hai tháng, trường hợp tính đến ngày cuối tháng mà đủ 04 ngày trở lên thì xếp loại tuần, nếu có từ 03 ngày trở xuống (sau đây viết gọn là những ngày lẻ) thì tính vào kết quả xếp loại tháng đó; tính từ ngày mồng một đến ngày thứ Sáu đầu tháng mà đủ 4 ngày trở lên thì xếp loại tuần, nếu có những ngày lẻ thì tính vào kết quả xếp loại tháng đó.

b) Phạm nhân đã chấp hành án phạt tù từ 20 ngày trở lên trong một tháng thì được xếp loại tháng. Thời gian xếp loại tháng kể từ ngày mồng một đến ngày cuối cùng của tháng đó.

c) Phạm nhân đã được xếp loại từ 2 tháng trở lên trong 1 quý thì được xếp loại quý. Xếp loại quý I tính từ ngày 01/12 của năm trước đến ngày cuối cùng của tháng 02 năm sau; quý II tính từ 01/3 đến ngày 31/5; quý III tính từ ngày 01/6 đến ngày 31/8; quý IV tính từ ngày 01/9 đến ngày 30/11.

d) Phạm nhân đã được xếp loại từ 4 tháng trở lên trong 6 tháng thì được xếp loại 6 tháng. Xếp loại 6 tháng đầu năm tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến ngày 31 tháng 5 năm sau; xếp loại 6 tháng cuối năm tính từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11 của năm đó;

đ) Phạm nhân đã được xếp loại từ 10 tháng trở lên hoặc đủ 2 kỳ xếp loại 6 tháng trong 1 năm thì được xếp loại 1 năm. Xếp loại 1 năm tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến ngày 30 tháng 11 của năm sau.

e) Đội (tổ) phạm nhân họp bình xét, xếp loại vào ngày thứ Sáu hằng tuần. Trường hợp ngày họp xếp loại tuần, tháng, quý, 06 tháng, 01 năm trùng vào ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết thì tổ chức họp đội (tổ) phạm nhân vào ngày làm việc gần nhất sau đó”.

11. Sửa đổi Điều 19 như sau:

“Điều 19. Tiêu chí xếp loại chấp hành án phạt tù

Việc nhận xét, đánh giá và quyết định kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù cho mỗi phạm nhân được dựa trên cơ sở họ thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ sau đây:

1. Mức độ ăn năn hối cải, nhận rõ tội lỗi của mình.

2. Việc chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, các quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.

3. Việc chấp hành Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, các quy định của pháp luật liên quan và quy định của cơ sở giam giữ phạm nhân.

4. Việc tham gia các chương trình, nội dung, hoạt động giáo dục, lao động, học tập, học nghề theo quy định”.

12. Bổ sung Điều 19a như sau:

“Điều 19a. Xếp loại chấp hành án phạt tù loại tốt

1. Phạm nhân phải thực hiện đầy đủ các tiêu chí xếp loại chấp hành án phạt tù sau đây thì được xếp loại tốt:

a) Ăn năn hối cải, nhận rõ tội lỗi, xác định đúng đắn thái độ, tư tưởng, yên tâm học tập, lao động, rèn luyện tiến bộ, nêu cao tinh thần vượt khó, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.

b) Có tinh thần trách nhiệm cao, tự giác chấp hành nghiêm bản án, quyết định của Tòa án, các quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự và quyết định khác của cơ quan nhà nước.

c) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, các quy định của pháp luật liên quan và quy định của cơ sở giam giữ phạm nhân; trung thực khai báo, tố giác hành vi phạm tội của người khác mà mình biết, tích cực ngăn chặn, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, thái độ, hành vi sai phạm của phạm nhân khác.

d) Có tinh thần trách nhiệm cao, tự giác, tích cực trong lao động, nghiêm túc chấp hành sự phân công của cán bộ. Tham gia đầy đủ 100% ngày công (trừ ngày tham gia học tập, học nghề, gặp thân nhân; cán bộ gặp gỡ giáo dục; cơ sở giam giữ phạm nhân không bố trí được việc làm; ốm đau đột xuất dưới 4 ngày trong một tháng; hoặc lý do khách quan, chính đáng khác phạm nhân không thể tham gia lao động được), lao động có chất lượng, hiệu quả, hoàn thành tốt công việc cán bộ giao và công việc đột xuất khác, thực hiện nghiêm kỷ luật, an toàn, vệ sinh lao động hoặc được biểu dương trong các buổi họp, sinh hoạt đội (tổ) phạm nhân. Có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực trong học tập, học nghề, tham gia đầy đủ, kết quả học tập đạt từ khá trở lên. Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc nếp sống kỷ luật, trật tự, văn minh, giao tiếp, ứng xử văn hóa trong phạm nhân, có tinh thần giúp đỡ phạm nhân khác cùng tiến bộ. Tích cực, chủ động tham gia các phong trào thi đua chấp hành án phạt tù hoặc đạt thành tích, giải thưởng trong các cuộc thi hoặc hoạt động giáo dục khác theo quy định.

2. Định kỳ xếp loại tốt

a) Xếp loại tuần: Phạm nhân có tất cả các ngày trong tuần được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù loại tốt, thì tuần đó xếp loại tốt.

b) Xếp loại tháng

Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì tháng đó được xếp loại tốt:

- Có tất cả các tuần trong tháng xếp loại tốt, nếu tháng đó có những ngày lẻ đầu tháng hoặc cuối tháng thì các ngày đó được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù loại tốt.

- Có 3 tuần cuối tháng (đối với tháng có 4 tuần), 4 tuần cuối tháng (đối với tháng có 5 tuần) xếp loại tốt và những ngày lẻ cuối tháng (nếu có) được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù loại tốt, tuần đầu tháng xếp loại khá và những ngày lẻ đầu tháng (nếu có) được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù loại khá, tốt.

- Phạm nhân mới chấp hành án được 20 ngày trở lên trong một tháng thì tất cả các tuần phải xếp loại tốt, nếu có những ngày lẻ đầu tháng thì các ngày đó phải được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù loại khá hoặc tốt, nếu có những ngày lẻ cuối tháng thì các ngày đó phải được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án loại tốt.

c) Xếp loại quý

Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì quý đó được xếp loại tốt:

- Cả 3 tháng trong quý xếp loại tốt.

- Có tháng đầu quý xếp loại khá nhưng phải đảm bảo không có tuần xếp loại trung bình hoặc những ngày lẻ (nếu có) đánh giá xếp loại trung bình, 2 tháng cuối quý xếp loại tốt.

- Có tháng đầu quý xếp loại tốt, tháng thứ hai xếp loại khá, tháng cuối xếp loại tốt.

- Phạm nhân mới được xếp loại 2 tháng, thì 2 tháng phải xếp loại tốt.

- Phạm nhân có tiền án mà chưa được xóa án tích, thì phải có thêm thời gian theo dõi, thử thách. Nếu có một tiền án thì 1 quý đầu, hai tiền án thì 2 quý đầu, từ ba tiền án trở lên thì 4 quý đầu mới đến cơ sở giam giữ phạm nhân chấp hành án phạt tù không được xếp loại tốt (trừ trường hợp lập công).

d) Xếp loại 6 tháng

Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì 6 tháng đó được xếp loại tốt:

- Cả 2 quý đều xếp loại tốt;

- Quý thứ nhất xếp loại khá (không có tuần hoặc tháng xếp loại trung bình), quý thứ hai xếp loại tốt nhưng phải có ít nhất 4 tháng được xếp loại tốt;

- Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại 4 tháng, thì tháng đầu xếp loại tốt, quý thứ hai xếp loại tốt hoặc tháng đầu xếp loại khá (không có tuần xếp loại trung bình), quý thứ hai xếp loại tốt (cả 3 tháng xếp loại tốt). 

đ) Xếp loại 01 năm

Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì 01 năm được xếp loại tốt:

- 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm đều xếp loại tốt;

- 6 tháng đầu năm xếp loại khá (không có tháng xếp loại trung bình), 6 tháng cuối năm xếp loại tốt nhưng phải có ít nhất 8 tháng được xếp loại tốt”.

13. Bổ sung Điều 19b như sau:

“Điều 19b. Xếp loại chấp hành án phạt tù loại khá

1. Phạm nhân phải thực hiện đầy đủ các tiêu chí xếp loại chấp hành án phạt tù sau đây thì được xếp loại khá:

a) Phải đạt các tiêu chí quy định tại các điểm a, c khoản 1 Điều 19a Nghị định này;

b) Phải nghiêm túc thực hiện các quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19a Nghị định này. Trường hợp khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án hoặc về vấn đề khác liên quan đến việc chấp hành án phạt tù thì phải đúng quy định pháp luật;

c) Phải đạt các tiêu chí quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19a Nghị định này. Tiêu chí về kết quả tham gia học tập, phạm nhân phải đạt từ trung bình trở lên. Phạm nhân bị ốm, đau đang điều trị; là thương binh, bệnh binh; khuyết tật hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần; phụ nữ có thai, nghỉ thai sản; có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng trong trại giam; già yếu, nam từ 70 tuổi, nữ từ 65 tuổi trở lên; các phạm nhân thường xuyên bị ốm, đau, bệnh tật làm hạn chế khả năng tham gia lao động, học tập được miễn hoặc giảm định mức kết quả tham gia lao động, học tập. Đối với tiêu chí tích cực, chủ động tham gia các phong trào thi đua chấp hành án phạt tù hoặc đạt thành tích, giải thưởng trong các cuộc thi hoặc hoạt động giáo dục khác thì phạm nhân chưa đạt;

2. Định kỳ xếp loại khá

a) Xếp loại tuần

Phạm nhân có tất cả các ngày trong tuần được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù loại khá hoặc có xen kẽ những ngày được nhận xét, đánh giá loại khá, tốt, thì tuần đó xếp loại khá.

b) Xếp loại tháng

Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì tháng đó được xếp loại khá: 

- Có các tuần trong tháng đều xếp loại khá và những ngày lẻ (nếu có) được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù loại khá, tốt.

- Có 1 tuần (đối với tháng có 4 tuần), 2 tuần (đối với tháng có 5 tuần) xếp loại tốt, các tuần còn lại xếp loại khá và những ngày lẻ (nếu có) được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù loại khá, tốt.

- Có tuần cuối tháng xếp loại khá, các tuần còn lại xếp loại tốt, khá và những ngày lẻ (nếu có) được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù loại khá, tốt.

- Có 3 tuần cuối tháng (đối với tháng có 4 tuần), 4 tuần cuối tháng (đối với tháng có 5 tuần) xếp loại khá và những ngày lẻ cuối tháng (nếu có) được xếp loại khá, tốt; tuần đầu tháng và những ngày lẻ đầu tháng (nếu có) được xếp loại trung bình trở lên.

- Phạm nhân mới chấp hành được từ 20 ngày trở lên thì tất cả các tuần được xếp loại khá, tốt và nếu có những ngày lẻ đầu tháng thì các ngày đó phải được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù loại trung bình trở lên, nếu có những ngày lẻ cuối tháng thì các ngày đó phải được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án loại khá trở lên.

c) Xếp loại quý

Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì quý đó được xếp loại khá:

- Cả 3 tháng trong quý xếp loại khá.

- Có 1 tháng xếp loại tốt, 2 tháng còn lại xếp loại khá.

- Có 2 tháng đầu quý xếp loại tốt, tháng cuối quý xếp loại khá.

- Có tháng đầu quý xếp loại khá, tháng thứ hai xếp loại trung bình, tháng cuối xếp loại khá.

- Có tháng đầu quý xếp loại trung bình nhưng phải đảm bảo không có ngày xếp loại kém, 2 tháng cuối quý xếp loại khá trở lên.

- Phạm nhân mới được xếp loại 2 tháng thì cả 2 tháng xếp loại khá, hoặc 1 tháng xếp loại khá, 1 tháng xếp loại tốt.

d) Xếp loại 6 tháng

Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì 6 tháng đó được xếp loại khá:

- Cả 2 quý đều xếp loại khá;

- Quý thứ nhất xếp loại khá, quý thứ hai xếp loại tốt nhưng trong sáu tháng đó không có đủ từ 4 tháng trở lên được xếp loại tốt;

- Quý thứ nhất xếp loại tốt nhưng quý thứ hai xếp loại khá;

- Quý thứ nhất xếp loại trung bình (không có tuần hoặc tháng xếp loại kém), quý thứ hai xếp loại khá trở lên nhưng phải có ít nhất 4 tháng được xếp loại khá, tốt;

- Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại 4 tháng, thì tháng đầu xếp loại khá trở lên, quý thứ hai xếp loại khá hoặc tháng đầu xếp loại trung bình (không có tuần xếp loại kém), quý thứ hai xếp loại khá trở lên (không có tuần, tháng xếp loại trung bình).

đ) Xếp loại 1 năm

Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì 1 năm đó được xếp loại khá:

- 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm đều xếp loại khá;

- 6 tháng đầu năm xếp loại khá, 06 tháng cuối năm xếp loại tốt nhưng trong một năm đó không có đủ từ 8 tháng trở lên được xếp loại tốt.

- 6 tháng đầu năm xếp loại tốt, 6 tháng cuối năm xếp loại khá;

- 6 tháng đầu năm và quý III xếp loại khá, quý IV xếp loại tốt;

- 6 tháng đầu năm xếp loại trung bình (không có tháng xếp loại kém), quý III, quý IV xếp loại khá trở lên nhưng trong 1 năm đó phải có ít nhất 8 tháng được xếp loại khá, tốt;

- Quý I xếp loại trung bình (có một tháng đầu xếp loại kém), quý II, quý III, quý IV xếp loại khá trở lên nhưng trong một năm đó phải có ít nhất 8 tháng được xếp loại khá, tốt”.

14. Bổ sung Điều 19c như sau:

Điều 19c. Xếp loại chấp hành án phạt tù loại trung bình

1. Phạm nhân xếp loại trung bình khi không đạt được các điều kiện, tiêu chí xếp loại tốt, khá quy định tại khoản 1 Điều 19a, khoản 1 Điều 19b Nghị định này; sau khi có quyết định công nhận vi phạm kỷ luật đã tiến bộ; hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nhưng không có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện đúng thời hạn để tiếp tục chấp hành án phạt tù mà không có lý do chính đáng.

2. Định kỳ xếp loại trung bình

a) Xếp loại tuần

Phạm nhân có tất cả các ngày trong tuần được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù loại trung bình hoặc có xen kẽ những ngày trong tuần được nhận xét, đánh giá loại trung bình, khá, tốt, thì tuần đó xếp loại trung bình.

b) Xếp loại tháng

Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì tháng đó được xếp loại trung bình:

- Có các tuần trong tháng đều xếp loại trung bình và những ngày lẻ (nếu có) được nhận xét, đánh giá xếp loại từ trung bình trở lên.

- Có 1 tuần (đối với tháng có 4 tuần), 2 tuần (đối với tháng có 5 tuần) xếp loại khá trở lên, các tuần còn lại và những ngày lẻ (nếu có) xếp loại trung bình.

- Tuần cuối tháng xếp loại trung bình, các tuần còn lại và những ngày lẻ (nếu có) xếp loại trung bình, khá, tốt.

- Có tuần đầu và những ngày lẻ đầu tháng (nếu có) xếp loại kém, các tuần sau và những ngày lẻ cuối tháng (nếu có) xếp loại trung bình trở lên.

- Có 2 tuần đầu tháng và những ngày lẻ đầu tháng (nếu có) xếp loại kém do chưa được công nhận đã cải tạo tiến bộ, các tuần sau và những ngày lẻ cuối tháng (nếu có) xếp loại trung bình.

- Phạm nhân mới chấp hành án được 20 ngày trở lên, thì tất cả các tuần xếp loại trung bình hoặc có xen kẽ các tuần xếp loại trung bình, khá, tốt và những ngày lẻ (nếu có) xếp loại trung bình trở lên.

- Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật thì tháng đó xếp loại trung bình.

- Phạm nhân bị xử lý kỷ luật hoặc nhiều lần vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân bị giam giữ tại nhà giam riêng đã được công nhận cải tạo tiến bộ, thì ít nhất 3 tháng xếp loại liền kề với tháng có ngày ký quyết định công nhận đã cải tạo tiến bộ xếp loại trung bình.

c) Xếp loại quý

Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì quý đó được xếp loại trung bình:

- Cả 3 tháng trong quý xếp loại trung bình;

- Có 1 tháng xếp loại khá trở lên, 2 tháng còn lại xếp loại trung bình;

- 2 tháng đầu xếp loại khá trở lên, tháng cuối quý xếp loại trung bình;

- Có tháng đầu xếp loại kém, 2 tháng sau xếp loại trung bình trở lên nhưng phải đảm bảo không có tuần, ngày lẻ (nếu có) xếp loại kém.

- Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại 02 tháng thì cả 02 tháng xếp loại   trung bình hoặc có tháng đầu xếp loại khá, tốt, tháng sau xếp loại trung bình.

- Phạm nhân hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nhưng không có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện đúng thời hạn theo quy định để tiếp tục chấp hành án mà không có lý do chính đáng, thì quý đầu trở lại chấp hành án xếp loại trung bình.

d) Xếp loại 6 tháng

Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì 6 tháng đó được xếp loại trung bình:

- Cả 2 quý đều xếp loại trung bình;

- Có quý thứ nhất xếp loại khá trở lên, quý thứ hai xếp loại trung bình;

- Quý thứ nhất xếp loại trung bình (trong đó có tuần hoặc tháng xếp loại kém), quý thứ hai xếp loại khá trở lên;

- Có quý thứ nhất xếp loại kém, quý thứ hai xếp loại trung bình trở lên (không có tháng xếp loại kém);

- Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại 4 tháng, thì tháng đầu xếp loại trung bình trở lên, quý thứ hai xếp loại trung bình (không có tháng xếp loại kém) hoặc tháng đầu xếp loại trung bình, quý thứ hai xếp loại khá trở lên (có tuần hoặc tháng xếp loại trung bình) hoặc có tháng đầu xếp loại kém, quý thứ hai xếp loại trung bình trở lên (không có tháng xếp loại kém).

đ) Xếp loại 1 năm

Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì 01 năm được xếp loại trung bình:

- 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm đều xếp loại trung bình;

- 6 tháng đầu năm xếp loại khá trở lên, 6 tháng cuối năm xếp loại trung bình;

- 6 tháng đầu năm xếp loại trung bình (có tháng xếp loại kém), 6 tháng cuối năm xếp loại khá trở lên;

- Có 6 tháng đầu năm xếp loại kém, 6 tháng cuối năm xếp loại trung bình trở lên (không có tháng xếp loại kém)”. 

15. Bổ sung Điều 19d như sau:

Điều 19d. Xếp loại chấp hành án phạt tù loại kém

Phạm nhân bị xếp loại kém khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Phạm nhân không được xếp loại trung bình, khá, tốt quy định tại các khoản 1 Điều 19a, khoản 1 Điều 19b, khoản 1 Điều 19c Nghị định này.

2. Phạm nhân bị xử lý kỷ luật thì trong thời gian theo dõi, thử thách, chưa được công nhận đã cải tạo tiến bộ bị xếp loại kém. Phạm nhân bị giam giữ tại nhà giam riêng do vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì trong thời gian giam giữ riêng và chưa được công nhận đã cải tạo tiến bộ bị xếp loại kém.

3. Phạm nhân phạm tội mới trong thời gian chấp hành án phạt tù, nếu trích xuất đưa ra khỏi cơ sở giam giữ phạm nhân, thì 4 quý sau khi trở lại chấp hành án phạt tù bị xếp loại kém. Trường hợp không trích xuất phạm nhân và trong thời gian kể từ ngày khởi tố bị can, bị cáo đến ngày cơ sở giam giữ phạm nhân nhận được bản án có hiệu lực pháp luật thì 4 quý sau ngày nhận được bản án đã có hiệu lực pháp luật bị xếp loại kém. Trường hợp trích xuất phạm nhân để điều tra nhưng sau đó vụ án đình chỉ điều tra, phạm nhân thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, sau khi phạm nhân khỏi bệnh không phục hồi điều tra mà tiếp tục về trại giam chấp hành án thì 2 quý ngay sau khi trở lại chấp hành án phạt tù bị xếp loại kém.

4. Trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nếu phạm tội mới hoặc bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật bị Tòa án ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, áp giải đưa đến tiếp tục chấp hành án phạt tù, thì 4 quý đầu sau khi trở lại chấp hành án phạt tù bị xếp loại kém.

5. Trường hợp phạm nhân đã được tha tù trước thời hạn có điều kiện nhưng bị Tòa án buộc đưa trở lại cơ sở giam giữ phạm nhân để tiếp tục chấp hành phần thời hạn hình phạt tù còn lại chưa chấp hành, thì 2 quý đầu trở lại chấp hành án phạt tù bị xếp loại kém. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì 4 quý đầu sau khi trở lại chấp hành án phạt tù bị xếp loại kém.

6. Phạm nhân không tự nguyện khai báo với cơ sở giam giữ phạm nhân về hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện, nếu bị phát hiện và được xét xử bằng một bản án khác, thì 2 quý ngay sau khi trở lại chấp hành án phạt tù hoặc sau ngày cơ sở giam giữ phạm nhân nhận được bản án có hiệu lực pháp luật (nếu không trích xuất phạm nhân) bị xếp loại kém.

7. Phạm nhân khiếu nại đã được giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình khiếu nại trái pháp luật về bản án, quyết định của Tòa án hoặc về vấn đề khác liên quan đến việc chấp hành án phạt tù của phạm nhân bị xếp loại kém cho đến khi phạm nhân không còn khiếu nại”.

16. Bổ sung Điều 19đ như sau:

Điều 19đ. Xếp loại trong trường hợp lập công

Phạm nhân lập công cứu được người đang trong tình trạng nguy hiểm, tài sản giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên của Nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn; cung cấp nguồn tin giúp cơ sở giam giữ phạm nhân, phát hiện, ngăn chặn được âm mưu chống phá, trốn khỏi nơi giam giữ, bắt được phạm nhân trốn khỏi nơi giam, ngăn chặn được phạm nhân phạm tội mới trong thời gian chấp hành án phạt tù, ngăn chặn được hành vi phá hoại; giúp cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong phát hiện, điều tra, truy bắt, xử lý tội phạm đã được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xác nhận, Thủ trưởng cơ quan điều tra xác nhận, đề nghị bằng văn bản, quyết định khen thưởng lập công, thì 04 quý xếp loại liên tiếp kể từ ngày ký quyết định hoặc nhận được quyết định khen thưởng lập công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được điều chỉnh nâng lên một mức xếp loại. Nếu trong 4 quý đó phạm nhân đã được xếp loại tốt thì được tính để xếp loại cho 4 quý sau. Trường hợp sau khi lập công mà phạm nhân bị xử lý kỷ luật hoặc phạm tội mới thì không được nâng mức xếp loại”.

17. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 Điều 23 như sau:

“1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện vi phạm, trường hợp vụ việc có liên quan nhiều phạm nhân hoặc phức tạp cần có thời gian điều tra, xác minh, thì kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 10 ngày, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải xem xét, ra quyết định kỷ luật. Quyết định kỷ luật phạm nhân phải ghi rõ ngày có hiệu lực thi hành và công bố cho phạm nhân biết.

2. Phạm nhân có quyết định kỷ luật phải có thời gian theo dõi, thử thách để được công nhận đã cải tạo tiến bộ. Đối với hình thức kỷ luật khiển trách thời gian theo dõi, thử thách là 01 tháng; đối với hình thức kỷ luật cảnh cáo, thời gian theo dõi, thử thách là 3 tháng; đối với hình thức giam tại buồng kỷ luật, thời gian theo dõi, thử thách là 6 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành. Đối với phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ bị giam giữ tại nhà giam riêng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 30 Luật Thi hành án hình sự, khi được đưa ra khỏi nhà giam riêng mà chưa hết thời hạn theo dõi, thử thách của các quyết định kỷ luật thì vẫn phải tiếp tục thực hiện phần còn lại của thời hạn đó, cộng thêm 02 tháng theo dõi, thử thách. Trường hợp đã hết thời hạn theo dõi, thử thách mà chưa được đưa ra khỏi nhà giam riêng hoặc ngày được đưa ra khỏi nhà giam riêng trùng với ngày hết thời hạn theo dõi, thử thách, thì thời hạn theo dõi, thử thách cộng thêm 02 tháng kể từ ngày được ra khỏi nhà giam riêng. Trong thời gian bị giam giữ tại nhà giam riêng mà phạm nhân lập được công hoặc có quyết định khen thưởng thì được đưa ra khỏi nhà giam riêng và công nhận đã cải tạo tiến bộ ngay.

Đối với phạm nhân phạm tội mới trong thời gian chấp hành án thì thời gian theo dõi, thử thách để được công nhận cải tạo tiến bộ là 12 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày hết thời gian theo dõi, thử thách, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phải ra quyết định cải tạo tiến bộ; thời điểm có hiệu lực của quyết định phải là ngày phạm nhân hết thời hạn theo dõi, thử thách.

3. Trong thời gian theo dõi, thử thách mà phạm nhân không có vi phạm, thì khi hết thời hạn sẽ được công nhận đã cải tạo tiến bộ. Trường hợp đã thi hành được một nửa thời hạn trở lên mà không vi phạm nếu lập được công hoặc có quyết định khen thưởng, thì được xét, công nhận đã cải tạo tiến bộ ngay.

Phạm nhân chưa được công nhận đã cải tạo tiến bộ, nếu tiếp tục có quyết định kỷ luật mới, thì thời hạn theo dõi, thử thách là tổng thời hạn theo dõi, thử thách của các quyết định kỷ luật cũ và mới tính từ lần vi phạm sau”.

18. Sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 24 như sau:

“c) Thông báo, trao đổi thông tin về thân nhân, gia đình của phạm nhân, phối hợp thực hiện các công việc khi có yêu cầu”.

19. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, khoản 2 Điều 28 như sau:

1. Học sinh được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:

a) 20 kg gạo tẻ;

b) 1,5 kg thịt lợn;

c) 1,5 kg cá;

d) 0,5 kg đường;

đ) 0,75 lít nước mắm;

e) 0,1 kg bột ngọt;

g) 0,5 kg muối;

h) 17 kg rau xanh;

i) 0,2 lít dầu ăn;

k) Gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ;

l) Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.

Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.

Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của học sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 149 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế để đảm bảo học sinh ăn hết tiêu chuẩn ăn. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định chế độ ăn đối với học sinh ốm đau, bệnh tật trên cơ sở đề xuất của cán bộ y tế nhưng tổng định lượng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

2. Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của mỗi học sinh trong một năm được cấp như sau:

a) 02 bộ quần áo dài;

b) 01 bộ quần áo dài đồng phục;

c) 02 bộ quần áo lót;

d) 02 đôi dép nhựa;

đ) 01 áo mưa nilông;

e) 01 mũ cứng;

g) 01 mũ vải;

h) 03 khăn mặt;

i) 03 bàn chải đánh răng;

k) 02 chiếu cá nhân;

l) 800 g kem đánh răng;

m) 3,6 kg xà phòng;

n) 800 ml dầu gội đầu.

Học sinh vào trường giáo dưỡng được cấp 01 màn, 01 chăn sợi. Từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc, mỗi học sinh được cấp thêm 01 áo ấm, 02 đôi tất và 01 mũ len, 01 chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg dùng trong 02 năm. Đối với học sinh phải chấp hành từ 12 tháng trở lên thì được cấp 02 lần (trừ chăn bông).

Học sinh được mang vào trường giáo dưỡng những đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an. Học sinh nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 03 kg gạo tẻ/học sinh/tháng.

20. Bổ sung Mục 9 gồm 01 điều như sau:

Mục 9

XẾP LOẠI CHẤP HÀNH BIỆN PHÁP TƯ PHÁP GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG CHO HỌC SINH

Điều 29a. Xếp loại chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

Học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành biện pháp tư pháp như học sinh đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính”.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày … tháng … năm 2023.

2. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với xếp loại chấp hành án phạt tù tháng … năm 2023, Hội đồng xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân của cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức họp, xét duyệt, quyết định./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, NC (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Phạm Minh Chính

 

 

 

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Nghị định DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi