Dự thảo Nghị định sửa đổi về thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự
thuộc tính Nghị định
Lĩnh vực: | Hình sự |
Loại dự thảo: | Nghị định |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Tài chính |
Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Nội dung tóm lược
Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 30/2018/NĐ-CP hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự quy định việc định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt do Bộ Tài chính thành lập Hội đồng định giá tài sản đối với Hội đồng định giá.Tải Nghị định
CHÍNH PHỦ Số : /2019/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------------ |
DỰ THẢO | Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội động định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội động định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
1. Khoản 4 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Hội đồng định giá theo vụ việc ở Trung ương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ) thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật quyết định thành lập để thực hiện định giá trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Nghị định này;
b) Thực hiện định giá lần đầu đối với những vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, chức vụ đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp đáp ứng các điều kiện sau:
- Vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý giải quyết.
- Tài sản định giá là tài sản đặc biệt có giá trị đặc biệt lớn, hoặc theo yêu cầu đảm bảo giữ bí mật thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phân loại tài sản để thực hiện trưng cầu Hội đồng định giá cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao của các Bộ, ngành. Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể cơ quan thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản.”
2. Khoản 4 Điều 8 được sửa đổi bổ sung như sau:
“4. Thành phần Hội đồng định giá do Bộ Tài chính thành lập:
a) Một lãnh đạo bộ hoặc lãnh đạo cơ quan chuyên môn được ủy quyền của bộ được giao định giá tài sản theoquy định của pháp luật là Chủ tịch Hội đồng;
b) Một lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc bộ là thành viên Thường trực Hội đồng;
c) Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá là thành viên của Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định các thành viên phù hợp vớiđặc điểm của tài sản cần định giá cho từng vụ việc.
5. Số lượng thành viên của Hội đồng định giá phải là số lẻ, tối thiểu là 03 người đối với Hội đồng định giá cấphuyện, tối thiểu là 05 người đối với Hội đồng định giá cấp tỉnh và ở trung ương. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơquan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá quyết định thành lập Tổ giúp việc Hội đồng.”
3. Điểm b Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Thuê tổ chức giám định để thực hiện giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, tỷ lệ chất lượng của tài sản; thuê doanh nghiệp thẩm định giá để thực hiện thẩm định giá tài sản. Việc thuê tổ chức giám định, doanh nghiệp thẩm định giá được tiến hành trong các trường hợp cần thiết do Hội đồng định giá tài sản quyết định.
Gói thầu thẩm định giá tài sản liên quan đến các vụ án hình sự cần thực hiện gấp theo yêu cầu của cơ quan điều tra áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ;”
4. Khoản 2 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Việc định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt do Bộ Tài chính thành lập Hội đồng định giá tài sản đối với Hội đồng định giá quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
Trường hợp tài sản định giá là bất động sản gồm nhà và đất do Hội đồng định giá Bộ Tài nguyên môi trườngchủ trì.”
5. Điểm e khoản 1 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“e) Báo cáo phục vụ việc ra quyết định của Hội đồng định giá tài sản.
g) Các tài liệu khác có liên quan đến việc định giá tài sản.”
6. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 24: Kinh phí định giá, định giá lại tài sản
1. Kinh phí định giá, định giá lại tài sản được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, ngành, địa phương. Hằng năm, căn cứ thực tế kinh phí định giá định giá lại của năm trước, các Bộ ngành, địa phương lập dự toán chi phí định giá, định giá lại tài sản để tổng hợp chung trong dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đối với việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả chi phí định giá, định giá lại tài sản thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Kinh phí định giá, định giá lại tài sản gồm:
a. Các khoản chi phí theo quy định tại Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng và Nghị định số 81/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2014 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng.
b. Các khoản hỗ trợ cho một số hoạt động đặc thủ của Hội đồng định giá tài sản:
- Chi hỗ trợ các cuộc họp theo kế hoạch, mức chi cho các thành viên tham dự 100.000 đồng/người/cuộc họp; người chủ trì là 150.000 đồng/người/cuộc.
- Chi xây dựng các báo cáo chuyên môn phục vụ việc ra quyết định của Hội đồng định giá tài sản mức chi 6.000.000 đồng/báo cáo.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm 2019.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự hết hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp những vụ việc do Hội đồng định giá các Bộ, ngành, địa phương đang tiến hành định giá theo quy định tại Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động củaHội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2018/NĐ-CP.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện Nghị định
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thành lập Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự và đảm bảo các quy định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
| TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
|