Đột nhập trái phép nhà người khác có thể ngồi tù 05 năm

Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường. Theo đó, hành vi đột nhập trái phép nhà người khác có thể ngồi tù đến 05 năm.

Xâm phạm chỗ ở người khác bị phạt thế nào?

Điều 22 Hiến pháp 2013 nêu rõ, công dân có quyền có nơi ở hợp pháp, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó cho phép.

Theo đó, chỗ ở là nơi một người sử dụng để sinh sống, làm việc, thuộc quyền sở hữu của người đó hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định. Trong đó, chỗ ở có thể là nhà ở, phương tiện hoặc nơi người này được phép sử dụng để ở.

(Điều 2 Luật Cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013)

Do đó, mọi hành vi xâm phạm, đột nhập trái phép vào nhà người khác đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc.

Điều 158, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định xâm phạm chỗ ở của người khác gồm các hành vi sau đây:

- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

- Đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ trái pháp luật;

- Chiếm giữ chỗ ở của người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp chỗ ở của họ;

- Cản trở không cho người đang ở hoặc đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

Khi một người thực hiện những hành vi này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Ngoài ra, hành vi cố ý đột nhập vào nhà người khác còn có thể bị phạt từ 01 năm đến 05 năm tù nếu có các căn cứ sau đây:

- Có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Không chỉ bị ngồi tù, mà người nào thực hiện hành vi đột nhập trái phép chỗ ở người khác còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

đột nhập trái phép nhà người khác

Đột nhập trái phép nhà người khác có thể ngồi tù 05 năm (Ảnh minh họa)


Chỉ được khám xét nhà người khác trong 03 trường hợp

Bởi quyền bí mật về chỗ ở là quyền bất khả xâm phạm của công dân, nên bất cứ hành vi nào xâm phạm chỗ ở người khác cũng đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong 03 trường hợp sau đây sẽ được khám xét nhà người khác:

- Có căn cứ về việc chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội;

- Người đang bị truy nã trốn tại nơi ở này;

- Khi truy tìm và giải cứu nạn nhân;

(Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Trong đó, khi khám xét chỗ ở của người khác thì phải có mặt người đó, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến.

Nếu người này cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc có lý do không thể có mặt được mà việc khám xét không thể không thực hiện thì phải có mặt của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

Trong khi khám xét, những người có mặt tại chỗ ở không được tự ý rời khỏi, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với người khác cho đến khi khám xét xong.

Đặc biệt, không được khám xét chỗ ở vào ban đêm. Nếu vì trường hợp khẩn cấp, bắt buộc phải thực hiện thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Trên đây là hình phạt tù dành cho hành vi đột nhập trái phép vào nhà người khác theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Để tìm hiểu thêm các quy định khác về lĩnh vực Hình sự, mời độc giả đọc thêm tại đây.

>> 6 trường hợp công an được khám người không cần lệnh?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?