Đốt lửa trên vỉa hè để giữ ấm có vi phạm pháp luật?

Từ khoảng giữa tháng 12 đến nay, miền Bắc liên tục đón các đợt không khí lạnh tràn về khiến nhiệt độ giảm mạnh, thời tiết ngoài trời vô cùng rét. Để chống lại cái rét, những người lao động, làm việc trên đường phố dù đã khoác nhiều lớp áo vẫn phải đốt lửa để sưởi ấm.

Việc đốt lửa trên vỉa hè mang lại hơi ấm, giảm bớt cảm giác lạnh lẽo nhưng nếu thực hiện thường xuyên và liên tục có thể sẽ làm hư hỏng vỉa hè, lòng đường, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra hỏa hoạn hoặc hư hỏng tài sản.

Theo quy định của pháp luật, đốt lửa trên vỉa hè, lề đường là một trong những hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm l khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu; neo đậu tàu, thuyền dưới gầm cầu hoặc trong phạm vi hành lang an toàn cầu;

b) Tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông; đặt ống bơm nước, bơm cát qua đường, đốt lửa trên mặt đường.

Như vậy, người dân tự ý đốt lửa để giữ ấm ở trên cầu, dưới gầm cầu, mặt đường có thể bị phạt hành chính đến 400.000 đồng.

dot lua tren via he de giu am co vi pham phap luat
Đốt lửa trên vỉa hè để giữ ấm có vi phạm pháp luật? (Ảnh minh họa)

Tại các thành phố lớn, nếu đốt lửa bừa bãi sẽ rất dễ có khả xảy ra cháy, nổ, thậm chí có thể gây thiệt hại về người và của.

Vì vậy, trường hợp đốt lửa tại các địa điểm dễ cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng, người đốt lửa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định trên, tùy thuộc vào hậu quả để lại do việc đốt lửa gây ra, người thực hiện có thể bị áp dụng mức phạt cao nhất lên đến 12 năm tù.

Tóm lại: Hành vi đốt lửa trên vỉa hè, lòng đường để giữ ấm là trái pháp luật và có thể bị phạt hành chính, thậm chí phạt tù.

Trên đây là quy định về: Đốt lửa trên vỉa hè để giữ ấm có vi phạm pháp luật? Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?