Vô tư để con lái ô tô, phụ huynh có thể ... đi tù

Dạo gần đây, dư luận khá bức xúc khi xem clip một cậu nhóc ngồi sau vô lăng điều khiển ô tô trên đường cao tốc. Vậy, với hành vi coi thường mạng sống của người khác như thế, phụ huynh có phạm tội gì không?

Độ tuổi được phép điều khiển ô tô

Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. Cụ thể:

- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

Ngoài ra, để được lái xe ô tô, cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh rối loạn tâm thần, động kinh, liệt vận động…

- Không bị cụt hoặc giảm chức năng của các cơ, xương, khớp

Quy định chi tiết xem thêm tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

để con lái ô tô bị phạt thế nào

Để con lái ô tô bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)


Để con lái ô tô, phụ huynh có thể bị phạt

Hành vi để con nhỏ cầm vô lăng là mối hiểm họa vô lường đối với tính mạng của người điều khiển giao thông khác và với chính bản thân người đang ngồi trong ô tô.

Bởi người này đã vi phạm quy định để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định 46/2016 với mức phạt cao nhất là 8 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, đủ để xử lý theo pháp luật hình sự thì có thể bị truy tố về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015.

Lúc này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nặng hơn còn có thể bị phạt tù đến 07 năm.

Ngoài ra, còn có các mức phạt vi phạm giao thông 2019 theo quy định mới nhất được áp dụng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Xem thêm:

Những lỗi vi phạm giao thông được nộp phạt trực tiếp, không lập biên bản

"Quên mang" và "không có" giấy tờ xe phạt khác nhau thế nào?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?