Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 32/TK của Tòa án nhân dân tối cao về việc hoãn phiên tòa trong trường hợp vắng mặt người bào chữa
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 32/TK
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 32/TK | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Đang cập nhật |
Ngày ban hành: | 02/03/1989 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hình sự |
tải Công văn 32/TK
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/TK | Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 1989 |
CÔNG VĂN
VỀ VIỆC HOÃN PHIÊN TÒA TRONG TRƯỜNG HỢP VẮNG MẶT NGƯỜI BÀO CHỮA
Tòa án nhân dân tối cao trả lời công văn số 153 ngày 20-2-1989 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa hỏi về việc hoãn phiên tòa do vắng mặt người bào chữa cho bị cáo bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức án tử hình như sau:
Tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự.
b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.
Trong những trường hợp quy định tại điểm a và điểm b, khoản 2 này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa”.
Căn cứ vào điều khoản trên của Bộ luật tố tụng hình sự, Tòa án cần phân biệt hai trường hợp sau:
1. Nếu bị cáo không nhờ người bào chữa, đồng thời từ chối việc Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ, thì Tòa án lập biên bản, có chữ ký của bị cáo, hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo, để vào hồ sơ vụ án và tiến hành phiên tòa xét xử bình thường.
2. Trường hợp bị cáo không nhờ người bào chữa nhưng không từ chối việc Đoàn luật sư cử người bào chữa, thì Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư, hoặc Sở Tư pháp (nếu địa phương chưa có Đoàn luật sư) cử người bào chữa cho bị cáo. Nếu đã trao đổi, nhưng vẫn không có người bào chữa, hoặc người bào chữa vắng mặt mà không gửi bản bào chữa cho Tòa án, thì Hội đồng xét xử hỏi lại bị cáo có yêu cầu có người bào chữa không, nếu bị cáo vẫn yêu cầu thì phải hoãn phiên tòa như quy định ở Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự; nếu bị cáo không yêu cầu nữa, thì vẫn tiến hành xét xử bình thường.