Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 315/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao về thực hiện Thông tư liên tịch sửa đổi Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 315/TANDTC-PC
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 315/TANDTC-PC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Sơn |
Ngày ban hành: | 11/12/2015 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hình sự |
tải Công văn 315/TANDTC-PC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 315/TANDTC-PC | Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2015 |
Kính gửi: | - Các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; |
Ngày 14-11-2015, lãnh đạo liên ngành Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24-12-2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 08). Để bảo đảm việc áp dụng thống nhất trong xét xử, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; đồng thời, bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013 và yêu cầu tại Nghị quyết số 96/2015/QH13 ngày 26-6-2015 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phổ biến, quán triệt các nội dung hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 08 trong cơ quan, đơn vị mình, trong đó cần lưu ý:
1. Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08 thì ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy tại các điểm a (chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch); b (chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thế lỏng đã được pha loãng); c (xái thuốc phiện) và điểm d (thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần), nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật.
Để xác định đúng trọng lượng chất ma túy1 làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội về ma túy theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì đối với vụ án có thu giữ được chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy không thuộc một trong các trường hợp hướng dẫn tại điểm a, b, c và d nêu trên mà trong quá trình điều tra, truy tố, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã giám định để xác định loại ma túy, tiền chất nhưng không trưng cầu giám định hàm lượng chất ma túy, tiền chất hoặc có nghi ngờ về kết quả giám định, thì Tòa án căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 20142, Điều 159, khoản 5 Điều 215 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 20033 và hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08 quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại để xác định hàm lượng chất ma túy, tiền chất làm căn cứ xác định đúng trọng lượng chất ma túy, tiền chất nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Những vụ án ma túy mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt có mức án từ 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình;
b) Những vụ án mà trong giai đoạn xét xử, Tòa án xét thấy có đủ căn cứ để xác định người thực hiện hành vi phạm tội đã pha trộn các chất không phải là chất ma túy, tiền chất vào chất ma túy, tiền chất.
2. Cũng theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08 thì: “trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất nhưng có căn cứ xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh và điều khoản tương ứng”. Do đó, khi thụ lý, giải quyết các vụ án không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất hoặc đối với trường hợp qua đấu tranh, khai thác người phạm tội đã khai nhận về hành vi phạm tội trước đó mà không có vật chứng (án truy xét) thì không đặt ra yêu cầu phải giám định hàm lượng chất ma túy trong những trường hợp này (vì không có tang vật để giám định) mà Tòa án căn cứ vào các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án (như lời khai nhận tội của bị cáo, lời khai của các đồng phạm khác, lời khai của người làm chứng và các chứng cứ khác), kết luận của Cơ quan điều tra, quan điểm buộc tội của Viện kiểm sát và kết quả tranh tụng tại phiên tòa để xét xử, kết án các bị cáo theo các tội danh và điều khoản tương ứng.
3. Khi áp dụng Thông tư liên tịch số 08 cần lưu ý hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này, cụ thể là:
“1. Đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, nếu các hướng dẫn trong Thông tư liên tịch này làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự so với các hướng dẫn trong Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT thì được áp dụng khi điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
2. Đối với các trường hợp mà người phạm tội đã bị kết án đúng theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không áp dụng hướng dẫn của Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.”
Theo nội dung nêu trên thì nếu việc áp dụng Thông tư liên tịch số 08 làm tăng nặng trách nhiệm hình sự so với hướng dẫn trong Thông tư liên tịch số 17 thì không được áp dụng khi điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước ngày Thông tư liên tịch số 08 có hiệu lực pháp luật (ngày 30-12-2015).
4. Ngày 27 -11 - 2015, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Bộ luật hình sự mới thay thế Bộ luật hình sự hiện hành trong đó có nhiều sửa đổi, bổ sung về các tội phạm về ma túy. Bộ luật hình sự mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2016; tuy nhiên, cũng có những nội dung được thi hành kể từ ngày Bộ luật này được công bố theo Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật hình sự. Do đó, để việc xét xử các vụ án về ma túy bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, cùng với việc phổ biến, quán triệt Thông tư liên tịch số 08, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp cần chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai việc nghiên cứu, quán triệt những nội dung mới của Bộ luật hình sự, Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật hình sự đến các Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và các cán bộ, công chức khác trong cơ quan, đơn vị mình.
Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, ngay sau khi nhận được Công văn này cần triển khai thực hiện nghiêm túc để bảo đảm việc xét xử được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội nhưng đồng thời phải bảo đảm không để xảy ra oan, sai trong xét xử.
(Kèm theo Công văn này là Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14-11-2015 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp).
Nơi nhận: | KT. CHÁNH ÁN |
1 Tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “Các tội phạm về ma túy” thì cụm từ “trọng Iượng” được dùng để chỉ lượng các chất ma túy ở thể rắn. Tuy nhiên, theo quy định tại Chương XX của Bộ luật hình sự (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27-11-2015 và có hiệu lực từ ngày 01-7-2016 thì cụm từ “khối lượng” được dùng thay cho cụm từ “trọng lượng” để chỉ lượng chất ma túy ở thể rắn; cụm từ “thể tích” được dùng để chỉ lượng chất ma túy ở thể lỏng.
2 Điểm c khoản 3 Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;”
3 Khoản 5 Điều 215 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “5. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giảm định bổ sung hoặc giảm định lại.”