Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 242/CV-TA của Tòa án nhân dân tối cao về công tác đấu tranh chống tham nhũng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 242/CV-TA
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 242/CV-TA | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Văn Hiện |
Ngày ban hành: | 02/11/2004 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hình sự |
tải Công văn 242/CV-TA
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 242/CV-TA | Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2004 |
Kính gửi:
| - Thủ trưởng các đơn vị thuộc Toà án nhân dân tối cao; |
Trong thời gian qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, nhưng tình hình tham nhũng trên thực tế vẫn chưa có chiều hướng giảm bớt thậm chí ngày càng phức tạp về quy mô và tính chất, việc xử lý các hành vi tham nhũng chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay. Quán triệt sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (2) về tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
I. TRONG CÔNG TÁC XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG:
1. Các Toà án các cấp cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các ngành Công an, Viện kiểm sát và các cơ quan chức năng khác để khẩn trương phát hiện, điều tra, kiên quyết đưa ra truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các tội phạm về tham nhũng.
2. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát cùng cấp chuyển sang phải phân công Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà, khẩn trương nghiên cứu hồ sơ và bố trí lịch xét xử để sớm đưa vụ án ra xét xử kịp thời. Cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước.
3. Cần đặc biệt quan tâm tới các biện pháp kê biên tài sản và các biện pháp tư pháp, các hình phạt bổ sung nhằm thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị các bị cáo chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại.
4. Thông qua công tác xét xử các tội phạm về tham nhũng, nếu Toà án phát hiện có sự buông lỏng trong công tác quản lý là nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm thì ngoài việc quyết định xử phạt đối với bị cáo, cần ra quyết định yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức có liên quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục các nguyên nhân, điều kiện đó. Mặt khác, nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra, Hội đồng xét xử phải xem xét để ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự.
5. Cần phối hợp với các cơ quan hữu quan để mở một số phiên toà lưu động xét xử các vụ án về tham nhũng và có kế hoạch tổ chức tuyên truyền, đưa tin kịp thời về kết quả của phiên toà, nhằm nâng cao tác dụng giáo dục, phòng ngừa và phát động quần chúng tham gia đấu tranh phát hiện, tố giác loại tội phạm này.
II. TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ, QUẢN LÝ CÁN BỘ, QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
1. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức Toà án. Tăng cường công tác quản lý nghiệp vụ, quản lý cán bộ nhằm ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong quá trình giải quyết các loại vụ án. Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò và vị trí của Ban thanh tra nhân dân, các tổ chức Đảng, đoàn thể đối với việc phát hiện các hành vi tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức trong cơ quan Toà án.
2. Thực hiện đúng các nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính của nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm và thất thoát trong lĩnh vực này; các khoản chi tiêu được ngân sách Nhà nước cấp phải sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm.
3. Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế công tác của đơn vị, đơn giản hoá thủ tục hành chính tư pháp của Toà án nhằm ngăn chặn, loại trừ việc sách nhiễu hoặc gây phiên hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác của các Toà án.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với tập thể và cá nhân cán bộ, công chức Toà án có vi phạm; đối với các cán bộ, công chức Toà án có hành vi tham nhũng thì kiên quyết loại ra khỏi ngành. Đơn vị nào có người bị phát hiện có hành vi tham nhũng thì thủ trưởng đơn vị đó phải kiểm điểm về trách nhiệm quản lý.
Trên đây là một số nhiệm vụ nhằm tăng cường công tác đấu tranh chống tham nhũng trong tình hình hiện nay, Chánh án Toà án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc công văn này.
| CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |