Mức phạt với hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ

Ngược đãi ông bà, cha mẹ là một trong những hành vi trái đạo đức đáng lên án. Vậy con cái ngược đãi ông bà, cha mẹ bị xử lý thế nào?


Thế nào là ngược đãi ông bà, cha mẹ?

Theo khoản 7.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC, hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được thể hiện qua các hành động:

- Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường;

- Hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,... làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.

Theo Thông tư liên tịch trên, đối tượng của hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ bao gồm:

- Ông bà nội, ông bà ngoại;

- Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Như vậy, hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ là trái pháp luật. Người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tội ngược đãi cha mẹ bị xử lý thế nào?
Tội ngược đãi cha mẹ, ông bà bị xử lý thế nào (Ảnh minh họa)

Xử phạt vi phạm hành chính

Người có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Cụ thể Điều 50 quy định, phạt tiền từ 1,5 - 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Đối xử tồi tệ với ông bà, cha mẹ như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

- Bỏ mặc không chăm sóc ông bà, cha mẹ là người già, yếu, tàn tật.

Ngoài ra, người vi phạm buộc xin lỗi công khai ông bà, cha mẹ khi có yêu cầu.

Theo quy định trên, việc ngược đãi cha mẹ, ông bà nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì bị phạt đến 02 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ

Tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

- Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ mình thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

- Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đối với người già yếu;
  • Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

Căn cứ vào khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, nếu hành vi cố ý ngược đãi, hành hạ dẫn đến việc sức khỏe của ông bà, cha mẹ bị tổn hại dưới 11% thì người phạm tội còn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, nếu tỉ lệ gây thương tích nặng hơn thì phải chịu các mức phạt như sau:

- Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu tỉ lệ thương tích từ 11% - 30%;

- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu tỉ lệ thương tích từ 31% - 60%;

- Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu tỉ lệ thương tích trên 61%;

- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội với 02 người là cha, mẹ, ông, bà đều có tỉ lệ thương tích trên 61%.

Như vậy, trong trường hợp hành hạ, ngược đãi ông bà, cha mẹ bằng hành vi bạo lực gây thương tích cho người bị bạo hành thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Tóm lại, con cái ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm của hành vi.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?

Mua giấy khám sức khỏe có thể đi tù đến 7 năm

Mua giấy khám sức khỏe có thể đi tù đến 7 năm

Mua giấy khám sức khỏe có thể đi tù đến 7 năm

Tình trạng sử dụng giấy khám sức khỏe giả hiện nay đang rất phổ biến, đặc biệt khi đi xin việc, thi giấy phép lái xe, thi công chức, viên chức... Nhiều người “vô tư” sử dụng do sự tiện lợi của loại giấy này mà không biết rằng nếu bị phát hiện sẽ đối diện với những chế tài rất nghiêm khắc.