Nhặt được giấy tờ, chụp ảnh đăng tìm "chủ nhân": Sai lầm tai hại!

Nhặt được của rơi, trả lại người mất là hành động tốt, rất đáng tuyên dương. Tuy nhiên việc chụp ảnh giấy tờ tùy thân của khác khác đăng lên mạng xã hội để tìm chủ nhân lại không phải cách giải quyết hay.

Đăng hình giấy tờ lên tìm chủ: Mục đích tốt nhưng dễ bị kẻ xấu lợi dụng

Ngày nay, hầu hết mọi đều biết đến và sử dụng ít nhất một trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram... Các trang mạng xã hội này không chỉ là nơi giải trí, thể hiện quan điểm cá nhân mà đôi khi còn có tác dụng kết nối, chia sẻ thông tin đến với nhiều người khác.

Khi nhặt được được tiền, tài sản của ai đó đánh rơi, thay vì mang chúng đến công an để trình báo, nhiều người lại chọn cách tự đăng tải hình ảnh, thông tin về tài sản mình nhặt được lên các trang mạng xã hội để tìm chủ nhân.

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, bằng lái xe... là những loại giấy tờ đặc biệt không ai giống ai, có thể dùng để chứng minh nhân thân của chủ nhân đã đánh rơi.

Xuất phát từ lòng tốt muốn nhanh chóng tìm ra chủ nhân bị mất tài sản, nhiều người cứ thế vô tư đăng hình ảnh giấy tờ của người khác lên mạng để tìm chủ một cách trần trụi. Điều này quả thực có thể dễ dàng tìm thấy chủ nhân hơn nhưng lại rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng.

Thông tin cá nhân trên các giấy tờ này khi rơi vào tay kẻ xấu có thể bị mang đi mở tài khoản ngân hàng, đăng ký các khoản vay tín chấp hoặc thậm chí sử dụng để thực hiện các chiêu trò lừa đảo tinh vi...

Vì vậy, khi nhặt được giấy tờ của người khác bị thất lạc, cách xử lý tốt nhất là đưa ngay đến cơ quan công an gần nhất để trình báo hoặc chuyển trả trực tiếp tới địa chỉ trên giấy tờ.

Nếu vẫn muốn chia sẻ lên mạng xã hội để dễ dàng tìm ra người đánh rơi tài sản, chỉ nên nêu ra họ tên, tuổi và khu vực nhặt được để phân biệt. Khi người quen hoặc chính chủ nhân của tài sản bị đánh rơi phát hiện, họ chắc chắn sẽ nhận ra và tìm cách liên hệ, chứng minh tài sản, giấy tờ là của mình.

Tự ý công khai thông tin cá nhân của người khác có thể bị phạt nặng

Theo quy định của pháp luật, hành vi đưa thông tin cá nhân của người khác lên mạng xã hội khi chưa có sự đồng ý, đặc biệt là các thông tin trên Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, bằng lái xe... là vi phạm pháp luật và có thể bị phạt.

Cụ thể, theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, hành vi xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Mức phạt này được Nghị định 15 áp dụng với tổ chức. Trường hợp cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng ½ mức phạt đối với tổ chức. Điều này đồng nghĩa với việc, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

Trong trường hợp sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân để thu lợi bất chính hoặc với mục đích làm nhục, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây dư luận xấu... người vi phạm thậm chí còn có thể bị xử lý hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015.

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định trên, nếu đăng tải hình ảnh, thông tin của người khác lên mạng với mục đích bất chính, trực lợi hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của người khác và bị xử lý hình sự, người vi phạm có thể đối mặt với mức phạt tù lên đến 07 năm.

Trên đây là các thông tin, quy định liên quan đến vấn đề chụp ảnh giấy tờ đăng tìm chủ nhân bị mất. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, giải đáp các vấn đề khác, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ nhanh nhất.

>> Bị đánh cắp thông tin để vay tiền, có phải trả nợ?
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?