Cách tính thời hạn giải quyết vụ án hình sự hiện nay

Hiện nay, nhiều vụ án được dư luận quan tâm nhưng chưa thấy kết quả khiến nhiều người thắc mắc về cách tính thời hạn giải quyết vụ án hình sự mới nhất.

Giai đoạn tiếp nhận tin tố giác, tin báo tội phạm

Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, không quá 24 giờ, cơ quan tiếp nhận tin tố giác, tin báo tội phạm phải tiến hành phân loại tội phạm và không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được tin thì cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết.

Đối với các trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì có thể kéo dài tối đa 2 tháng kể từ ngày nhận được tin báo, tố giác về tội phạm. Sau đó nếu vẫn chưa kết thúc quá trình kiểm tra này thì có thể đề nghị gia hạn nhưng không quá 2 tháng kể từ ngày hết hạn.

Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố. Như vậy, tối đa không quá 4 tháng kể từ ngày nhận được tin báo, tố giác tội phạm, cơ quan có thẩm quyền phải có quyết định có khởi tố vụ án hay không.

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn điều tra được quy định như sau:

- Với tội ít nghiêm trọng: Không quá 2 tháng

- Với tội nghiêm trọng: Không quá 3 tháng

- Với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: Không quá 4 tháng

Ngoài ra, nếu vụ án phức tạp thì có thể gia hạn điều tra và thời hạn được quy định như sau:

- Tội ít nghiêm trọng: Chỉ 1 lần không quá 2 tháng

- Tội nghiêm trọng: Có thể 2 lần, lần 1 không quá 3 tháng, lần 2 không quá 2 tháng.

- Tội rất nghiêm trọng: Có thể 2 lần, tổng thời hạn không quá 8 tháng

- Tội đặc biệt nghiêm trọng: Có thể 4 lần, tổng thời hạn không quá 16 tháng

Đặc biệt, với Tội xâm phạm an ninh quốc gia, có thể gia hạn thêm 1 lần nữa không quá 4 tháng.

Xem thêm: Cách xác định thời hạn điều tra vụ án hình sự

Thời hạn giải quyết vụ án hình sự

Cách tính thời hạn giải quyết vụ án hình sự (Ảnh minh họa)


Giai đoạn truy tố trong hình sự

Thời hạn truy tố được quy định cụ thể tại Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, thời hạn Viện kiểm sát ra quyết định có truy tố hay không được quy định như sau:

- Tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng: 20 ngày

- Tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: 30 ngày

Ngoài ra, nếu cần có thể gia hạn thời gian truy tố không quá 10 ngày với tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, không quá 15 ngày với tội rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày với tội đặc biệt nghiêm trọng.

Giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, thời hạn Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định có đưa vụ án ra xét xử không được quy định như sau:

- Tội ít nghiêm trọng: 30 ngày

- Tội nghiêm trọng: 45 ngày

- Tội rất nghiêm trọng: 2 tháng

- Tội đặc biệt nghiêm trọng: 3 tháng

Ngoài ra, đối với các vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn nhưng không quá 15 ngày với tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, không quá 30 ngày với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.

Trên đây là thời hạn để giải quyết một vụ án hình sự theo quy định mới nhất. Để tìm hiểu thêm các quy định khác về hình sự, theo dõi tại đây.

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?