Các trường hợp phải cách ly bị cáo trong hình sự

Cách ly bị cáo là một trong những biện pháp được áp dụng để bảo đảm tính khách quan, công minh trong một phiên tòa. Vậy trường hợp nào sẽ áp dụng dụng biện pháp này?

03 trường hợp phải cách ly bị hại với bị cáo

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC thì trong quá trình xét xử vụ án, bị cáo phải được cách ly với người bị hại là người dưới 18 tuổi trong 03 trường hợp sau đây:

- Bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bạo hành hoặc bị mua bán

- Bị hại dưới 10 tuổi

- Theo yêu cầu của người dưới 18 tuổi hoặc người đại diện của họ và Hội đồng xét xử thấy cần phải cách ly.

Theo đó, những bị hại dưới 18 tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương. Đặc biệt họ còn là nạn nhân trong các vụ án xâm hại tình dục, bạo hành hoặc bị mua bán.

Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho các đối tượng trên, trong những vụ án này, Hội đồng xét xử đã cách ly bị hại với bị cáo. Đây là một biện pháp thể hiện sự nhân đạo của pháp luật đối với người dưới 18 tuổi.

Trong quá trình xét xử, người bị hại sẽ được tham gia phiên tòa ở phòng cách ly. Để đảm bảo cho họ vẫn có thể theo dõi diễn biến phiên tòa, thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình đầy đủ, thông tin về phiên tòa sẽ được truyền qua hệ thống truyền hình trực tuyến có âm thanh hoặc phương thức khác.

Lúc này, trong phòng cách ly, bị hại sẽ được hỗ trợ bởi:

- Người đại diện, người giám hộ

- Chuyên gia hoặc cán bộ tâm lý, xã hội

- Người làm công tác bảo vệ trẻ em

cách lý bị cáo

Các trường hợp phải cách ly bị cáo trong hình sự (Ảnh minh họa)

Bị cáo có thể bị cách ly với người làm chứng

Không chỉ phải cách ly với bị hại là người dưới 18 tuổi mà bị cáo trong một số trường hợp còn phải bị cách ly với người làm chứng. Theo đó, người làm chứng là người biết được các tình tiết có liên quan đến vụ án, người phạm tội … có ích cho công tác điều tra và xét xử tội phạm.

Theo đó, Điều 304 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, bị cáo có thể bị cách ly với người làm chứng nếu lời khai của bị cáo và người làm chứng có thể bị ảnh hưởng lẫn nhau.

Lúc này, chủ tọa phiên tòa sẽ áp dụng biện pháp với bị cáo là buộc cách ly với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.

Đặc biệt, nếu người làm chứng là người dưới 18 tuổi thì theo Điều 423 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Hội đồng xét xử cần phải hạn chế nhất có thể việc tiếp xúc giữa người làm chứng và bị cáo.

Bắt buộc phải cách ly các bị cáo với nhau?

Bị cáo là người bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Trong các vụ án phức tạp có nhiều bị cáo và có nhiều tình tiết phức tạp và các lời khai của bị cáo, người làm chứng, bị hại chưa thống nhất thì rất khó khăn để giải quyết.
Trong nhiều trường hợp, lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì Chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ ra để đảm bảo sự chính xác và nghiêm minh của vụ án.

Lúc này, Chủ tọa phải hỏi riêng từng bị cáo. Bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước đó và có quyền đặt câu hỏi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trên đây là một số trường hợp buộc phải cách ly bị cáo trong các vụ án hình sự. Để tìm hiểu thêm các quy định khác về hình sự, độc giả có thể đọc tại đây.

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?