Bị lừa đảo qua mạng: Làm thế nào đòi được?

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet và các mạng xã hội, việc lừa đảo qua mạng cũng dần diễn ra phổ biến hơn. Tuy nhiên, “nạn nhân” lại không biết phải làm gì để tố cáo kẻ lừa đảo và lấy lại tài sản.

Dưới đây là một số tình huống điển hình về lừa đảo qua mạng được gửi tới LuatVietnam thông qua tổng đài trực tuyến 1900.6192.

Lừa đảo qua mạng bị phạt như thế nào?

Cháu chào luật sư ạ! Cháu muốn hỏi là mấy hôm trước cháu có đặt mua quần áo và giày trên các shop ở facebook. Khi nhắn tin tư vấn thì họ tư vấn rất tốt và khi cháu nhận hàng thì lại là 02 chiếc áo mùa đông với 02 đôi giày khác xa hoàn toàn với ảnh. Nhận hàng xong cháu rất sốc và nhắn tin lại với họ thì họ block cháu. Cháu đã trả cho shipper 535.000 đồng tiền quần áo với giày. Cháu rất muốn biết người lừa cháu có thể bị đi tù không? Cháu cảm ơn ạ! (Vương Thu Hằng - Bắc Ninh).

Chào cháu. Về trường hợp này LuatVietnam có ý kiến như sau:

Căn cứ Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ…

Như vậy, nếu người bán chiếm đoạt tài sản của một mình cháu thì với giá trị như trên thì họ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ bị phạt hành chính.

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Tuy nhiên, nếu cháu có thể tìm thêm những người khác cùng bị người bán này lừa, nếu tổng hợp tài sản bị lừa trên 02 triệu đồng thì người bán vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

lua dao qua mang
Bị lừa đảo qua mạng tố cáo ở đâu (Ảnh minh họa)

Bị lừa đảo qua mạng khi mua hàng, làm gì để đòi được tiền?

Xin chào luật sư. Em có mua 01 chiếc điện thoại của 01 người bán qua mạng với giá là 5.800.000 đồng và có nhờ người thân nhận giúp. Khi kiểm tra sơ bộ thì máy có bị lỗi 01 phần nhỏ. Do đang đứng ngoài đường nên người thân của em không thể kiểm tra kỹ, khi đã giao tiền và mang điện thoại vào nhà để kiểm tra thêm thì máy hư toàn bộ, người bán có nói là sẽ bảo hành nhưng khi vào nhà kiểm tra xong thì không liên hệ được với người bán. Bây giờ e muốn đòi được tiền, e phải làm gì? Em cảm ơn luật sư! (Nguyễn Thanh Long - Lai Châu).

Chào bạn. Trường hợp của bạn LuatVietnam xin trả lời như sau:

Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

..."

Về mặt chủ quan, trường hợp của bạn, chiếc điện thoại hỏng hoàn toàn nên người bán chắc chắn sẽ biết tài sản này không có giá trị nhưng vẫn bán cho bạn. Sau khi nhận phản hồi của bạn thì đã tắt máy để bạn không thể liên lạc được. Như vậy, người bán đã thỏa mãn yêu cầu về mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do anh ta đã có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi của mình, biết rõ là hành vi đó là trái pháp luật, nhìn thấy trước hậu quả nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Hành vi và hậu quả có mối quan hệ nguyên nhân kết quả với nhau.

Ngoài ra về mặt khách thể, người bán đã xâm phạm vào quan hệ sở hữu thuộc phạm vi bảo vệ của luật hình sự.

Về mặt khách quan, người bán đã có hành vi gian dối nói là điện thoại bình thường, hoạt động tốt để lấy được lòng tin của bạn, khiến bạn quyết định mua nhằm chiếm đoạt tài sản.

Giá trị tài sản chiếm đoạt lên tới 5,8 triệu đồng.

Vì thế, có thể thấy, người bán đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (trừ khi không đáp ứng điều kiện chủ thể như: bị thần kinh; là người chưa có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự…).

Để lấy được tiền, bạn nên làm hồ sơ lên công an điều tra cấp quận/huyện nơi cư trú để được giải quyết kịp thời. Hồ sơ gồm có:

Đơn trình báo công an;

+ Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng);

+ Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng);

+ Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu?

Em đặt mua thuốc qua mạng, bên đó xưng là bác sĩ tư vấn kêu em mua liệu trình thuốc. Em đã uống đúng liệu trình nhưng không có hiệu quả. Bên đó nói sẽ giải quyết hoàn tiền lại cho e với điều kiện là e phải mua thêm 02 liệu trình nữa để hoàn tất hồ sơ và em sẽ nhận lại đủ số tiền đã mua thuốc là 6.510.000 đồng. Nhưng khi em đã mua xong thì bên đó cứ lấy lí do này nọ không hoàn tiền lại cho em. Bây giờ em muốn tố cáo họ thì gửi đơn đến cơ quan nào ạ? (Trương Thị Thúy Oanh - Hà Giang).

Thứ nhất: Căn cứ vào Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ…

Từ những căn cứ nêu trên thì người lừa tiền của bạn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

Thứ hai: Căn cứ Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện Kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện Kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Đồng thời khoản 2 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định như sau:

Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền…

Từ căn cứ pháp lý nêu trên thì bạn là người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên hoàn toàn có quyền tố giác, báo tin tại cơ quan điều tra công an cấp huyện hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.

Đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng là gì?

Tôi vô tình kết bạn, trò chuyện với một tài khoản trên Zalo. Người này nói rằng đang ở nước ngoài, sau một thời gian trò chuyện, anh ta nói muốn tặng tôi một món quà. Khoảng vài ngày sau, một người tự xưng là nhân viên hải quan gọi đến cho tôi báo rằng có một gói hàng gửi về, yêu cầu tôi chuyển 10 triệu đồng vào một số tài khoản để làm thủ tục nhận gói hàng do người bạn ở nước ngoài chuyển. Tôi đã thực hiện theo yêu cầu của người này. Nhưng sau đó, tôi liên hệ lại với người tự xưng là nhân viên hải quan và người bạn ở nước ngoài trên Zalo thì cả hai đều mất tích. Lúc này, tôi mới biết mình bị lừa. Tôi có thể gọi đến số điện thoại nào để tố cáo? (Nguyễn Thị Minh Anh - TP. Hồ Chí Minh).

Hiện nay, tại TP. Hồ Chí Minh nơi bạn đang sinh sống, Công an Thành phố đã công bố số điện thoại đường dây nóng để người dân có thể kịp thời trình báo khi bị chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng Internet là số 0283.8413744 hoặc 0693187680

Bạn có thể gọi đến số điện thoại này để trình báo sự việc. Đối với các tỉnh, thành khác, trực tiếp liên hệ với cơ quan công an của địa phương.

Nếu có băn khoăn về vấn đề Lừa đảo qua mạng và các hành vi phạm tội khác, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Mẫu Đơn tố cáo đúng chuẩn và hướng dẫn cách viết

Đánh giá bài viết:
(9 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?