6 trường hợp công an được khám người không cần lệnh

Thông thường, việc khám người phải có lệnh khám xét, tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ sau đây thì công an được khám người không cần lệnh.

Khi nào được khám xét người?

Việc khám xét người chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu , đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án (khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).

Việc khám xét người phải có lệnh của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định. Theo đó, người có thẩm quyền ra lệnh khám người gồm:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Xem thêm: Khi nào được khám người theo thủ tục hành chính?

Thủ tục khám xét người

khám xét người không cần lệnh
6 trường hợp công an được​ khám xét người không cần lệnh (Ảnh minh họa)

Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải:

- Đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó;

- Giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.

Tiếp đó, người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.

Chú ý, việc khám người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác (cùng giới) chứng kiến.

6 trường hợp khám người không cần lệnh

Tuy nhiên, có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án (khoản 3 Điều 194).

Như vậy, trong 6 trường hợp sau đây thì có thể tiến hành khám người mà không cần lệnh khám xét:

- Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

+ Có đủ căn cứ xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

+ Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

+ Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

- Bắt người phạm tội quả tang;

- Bắt người đang bị truy nã;

- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;

- Bắt người bị yêu cầu dẫn độ;

- Khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi đang bị khám xét cất giấu trong người đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án cần bị thu giữ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?