Xuất khẩu lao động “chui” và những cái giá phải trả

Người lao động vượt biên trái phép sang nước ngoài nhằm giảm chi phí và hạn chế thủ tục khắt khe đã dẫn đến những bi kịch khôn lường. Hiện nay, pháp luật quy định mức phạt đối với việc xuất khẩu lao động “chui” ra sao?

Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài

Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau:

- Hợp đồng ký với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Hợp đồng ký với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Hợp đồng theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ký với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

- Hợp đồng cá nhân.

Theo đó, mọi trường hợp xuất khẩu lao động hợp pháp đều được thực hiện dưới hình thức hợp đồng.

Xuất khẩu lao động “chui” bị phạt thế nào?

Xuất khẩu lao động “chui” được hiểu đơn giản là việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài không thông qua các công ty xuất khẩu lao động chính thống mà đi theo con đường tiểu ngạch (hay còn gọi là vượt biên trái phép).

Theo đó, vượt biên trái phép là qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng theo điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Ngoài việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam, người vượt biên trái phép khi bị bắt giữ còn đối mặt với các hình thức xử lý theo pháp luật của nước sở tại như bị giam giữ, buộc lao động công ích, bị phạt tiền, bị trục xuất về nước…

Như vậy, người lao động Việt Nam vượt biên trái phép sang nước ngoài sẽ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng.

xuất khẩu lao động chui

Mức phạt xuất khẩu lao động “chui” (Ảnh minh họa)

Môi giới xuất khẩu lao động “chui” phạt tù tới 15 năm

Nếu lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng (điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

Trường hợp tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép sẽ có mức phạt tù cao nhất lên tới 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đối với 11 người trở lên;

- Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên;

- Làm chết người.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm (Điều 349 Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13).

>> Tổng hợp các mức phạt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.