Xe tải được phép chở quá tải bao nhiêu phần trăm?

Không phải mọi trường hợp quá tải đều bị phạt, nếu biết xe tải được phép chở quá tải bao nhiêu phần trăm thì lái xe cũng như chủ xe có thể tận dụng tối đa được công suất của xe, tiết kiệm chi phí mà không vi phạm.

Xe tải được phép chở quá tải bao nhiêu phần trăm?

Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản, ngắn gọn thì xe quá tải là xe chở quá khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Đối chiếu với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

Căn cứ quy định trên, xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa được phép chở hàng hóa quá tải từ 10% trở xuống còn riêng loại xe xi téc chở chất lỏng thì được phép chở hàng hóa quá tải từ 20% trở xuống.

Xe tải được phép chở quá tải bao nhiêu phần trăm (Ảnh minh họa)

Xe quá tải bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 100?

Đối với lái xe:

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm chở hàng vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng -  01 triệu đồng: Quá tải trên 10% đến 30%, trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng: Quá tải trên 30% đến 50%, tước Giấy phép lái xe (GPLX) từ 01 đến 03 tháng;

- Phạt tiền từ 05 - 07 triệu đồng: Quá tải trên 50% đến 100%, tước GPLX từ 01 đến 03 tháng;

- Phạt tiền từ 07 - 08 triệu đồng: Quá tải trên 100% đến 150, tước GPLX từ 02 đến 04 tháng;

- Phạt tiền từ 08 - 12 triệu đồng: Quá tải trên 150%, tước GPLX từ 03 đến 05 tháng.

Đối với chủ xe:

Đồng thời, khi xe vượt quá trọng tải cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt với mức phạt tương ứng như sau:

- Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng đối với cá nhân, từ 04 - 08 triệu đồng đối với tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 10% đến 30%, trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

- Phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12 - 16 triệu đồng đối với tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 30% đến 50%.

Trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 đến 03 tháng.

- Phạt tiền từ 14 - 16 triệu đồng đối với cá nhân, từ 28 - 32 triệu đồng đối với tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 50% đến 100%;

Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 đến 03 tháng.

- Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng đối với cá nhân, từ 32 - 36 triệu đồng đối với tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 100% đến 150%;

Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 đến 04 tháng.

- Phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng đối với cá nhân, từ 36 - 40 triệu đồng đối với tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 150%;

Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 đến 05 tháng.

Ngoài ra, nếu phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 đến 03 tháng.

Đồng thời buộc phải điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc xe tải được phép chở quá tải bao nhiêu phần trăm. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?