Xe qua nhiều đời chủ có sang tên được không?

Không ít người vì ngại những thủ tục rắc rối khi sang tên đổi chủ xe mà không sang tên khi mua xe cũ. Sau đó xe tiếp tục được mua đi bán lại khiến người mua không thể tìm được người chủ cũ. Vậy xe qua nhiều đời chủ sang tên được không?

Xe qua nhiều đời chủ sang tên được không?

Hiện nay, thủ tục sang tên đổi chủ khi mua xe cũ được quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA và Quyết định 933/QĐ-BCA-C08.

Thông tư 15 có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2014, đến nay vẫn còn hiệu lực có quy định việc giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người tại Điều 24.

Tuy nhiên, trong phần hiệu lực thi hành của Thông tư này nêu rõ:

Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người được giải quyết đăng ký sang tên theo quy định tại Điều 24 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2014.

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người được giải quyết đăng ký sang tên theo quy định tại Điều 24 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2016.

Như vậy, sang tên xe qua nhiều đời chủ chỉ được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ giải quyết đến hết 31/12/2014 đối với ô tô và hết ngày 31/12/2016 đối với xe máy. Hiện nay, xe qua nhiều đời chủ nếu không tìm được người đứng tên trên Giấy đăng ký xe thì việc tiến hành sang tên đổi chủ không thực hiện được.

Nói cách khác hiện nay muốn sang được tên xe phải làm thủ tục mua bán trực tiếp với chủ phương tiện đứng tên trên đăng ký xe mới có thể sang tên xe cho mình.

Những người mua xe lại từ người khác cần phải đặc biệt lưu ý điều này.

Xe qua nhiều đời chủ có sang tên được không?
Xe qua nhiều đời chủ sang tên được không? (Ảnh minh họa)

Không sang tên đổi chủ xe có bị phạt?

Sau khi mua xe, người mua phải tiến hành sang tên đổi chủ. Đây là trách nhiệm quan trọng đối với chủ xe. Cụ thể, theo Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang chuyển xe.

Nếu không chấp hành nghiêm chỉnh, người mua sẽ bị xử phạt.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với cá nhân không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe máy; phạt 02 – 04 triệu nếu không sang tên ô tô.

Đối với tổ chức không tiến hàng sang tên xe, mức phạt gấp đôi so với cá nhân.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp vi phạm nêu trên đều bị phạt. Theo khoản 10 Điều 80 Nghị định 100, xe không chính chủ chỉ bị phạt khi xác minh:

- Trong quá trình đăng ký xe;

- Trong quá trình điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.

Như vậy, đối với xe đã qua nhiều đời chủ thì không thực hiện sang tên đổi chủ được. Tuy nhiên, nếu chủ xe lái xe an toàn, không dẫn đến tai nạn giao thông, không liên quan đến tai nạn giao thông thì chủ xe cũng sẽ không bị phạt và có thể yên tâm tham gia giao thông bình thường.

Lưu ý: Từ ngày 01/8/2020, khi Thông tư 58/2020/TT-BCA thay thế Thông tư 15/2014/TT-BCA có hiệu lực, không có giấy tờ mua bán vẫn được sang tên xe qua nhiều đời chủ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.