Xe máy chuyên dùng có được tham gia giao thông không?

Xe máy chuyên dùng thường dùng để gọi chung cho các phương tiện được sử dụng trong trường hợp đặc biệt. Theo quy định của pháp luật, xe máy chuyên dùng có được tham gia giao thông không?

Xe máy chuyên dùng là gì? Có phải là xe cơ giới không?

Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ (khoản 20 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12).

Dựa vào đây, có thể chia xe máy chuyên dùng thành các nhóm sau: Nhóm xe máy thi công; nhóm xe máy nông - lâm nghiệp; nhóm xe máy quốc phòng, an ninh.

Cụ thể, theo Phụ lục 1 Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT danh mục xe máy chuyên dùng gồm các loại sau:

I. Xe máy thi công

Máy làm đất

Máy đào

Máy đào bánh lốp

Máy đào bánh xích

Máy đào bánh hỗn hợp

Máy ủi

Máy ủi bánh lốp

Máy ủi bánh xích

Máy ủi bánh hỗn hợp

Máy cạp

Máy san

Máy lu

Máy lu bánh lốp

Máy lu bánh xích

Máy lu bánh hỗn hợp

Máy thi công mặt đường

Máy rải vật liệu

Máy thi công mặt đường cấp phối

Máy thi công mặt đường bê tông xi măng

Máy trộn bê tông át phan

Máy tưới nhựa đường

Máy vệ sinh mặt đường

Máy duy tu sửa chữa đường bộ

Máy cào bóc mặt đường

Máy thi công nền móng công trình

Máy đóng cọc

Máy khoan

Các loại máy đặt ống

Các loại máy nghiền, sàng đá

Các loại xe máy thi công chuyên dùng khác

II. Xe máy xếp dỡ

Máy xúc

Máy xúc bánh lốp

Máy xúc bánh xích

Máy xúc bánh hỗn hợp

Máy xúc ủi

Các loại xe máy nâng hàng

Cần trục

Cần trục bánh lốp (trừ cần trục lắp trên ôtô sát xi)

Cần trục bánh xích

Các loại xe máy xếp dỡ chuyên dùng khác

III. Xe máy chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp

IV. Xe máy chuyên dùng lâm nghiệp


Theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ, xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Theo đó, xe máy chuyên dùng không phải là xe cơ giới.

xe máy chuyên dùng có được tham gia giao thông khôngXe máy chuyên dùng có được tham gia giao thông không? (Ảnh minh họa)

Xe máy chuyên dùng có được tham gia giao thông không?

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng mà phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

Trong đó, xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Như vậy, xe máy chuyên dùng là một trong các loiaj phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Để tham gia giao thông, xe máy chuyên dùng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ như sau:

- Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường:

+ Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

+ Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

+ Có đèn chiếu sáng;

+ Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

+ Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;

+ Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.

- Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.

- Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Bao giờ trả hết thẻ Căn cước cho người dân?

Bao giờ trả hết thẻ Căn cước cho người dân?

Bao giờ trả hết thẻ Căn cước cho người dân?

Thời gian qua, không ít người dân phản ánh với LuatVietnam là đã đi làm thủ tục cấp Căn cước công dân gắn chip nhiều tháng nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thẻ. Điều người dân quan tâm nhất lúc này là khi nào họ được trả thẻ để thực hiện các thủ tục hành chính cần phải có thẻ này?