Xe điện cân bằng có được chạy ngoài đường không?

Xe điện cân bằng (xe tự hành) đã có mặt ở nhiều thành phố lớn của nước ta hiện nay. Đặc biệt thường thấy ở khu vui chơi, công viên… thậm chí có người còn sử dụng xe này ở những tuyến phố đông đúc.

Các phương tiện được tham gia giao thông đường bộ

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng. Trong đó, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Xe cơ giới

Xe thô sơ

Xe máy chuyên dùng

Xe ô tô con (hay còn gọi là xe con) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái)

Xe đạp là phương tiện có hai bánh xe hoặc ba bánh và di chuyển được bằng sức người đạp hoặc bằng tay quay, kể cả xe chuyên dùng của người khuyết tật có tính năng tương tự

Gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ (xem cụ thể tại Phụ lục 1 Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT)

Xe bán tải (xe pickup), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con

Xe đạp thồ là xe đạp chở hàng trên giá đèo hàng hoặc chằng buộc hai bên thành xe

Ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe PICK UP, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên)

Xe người kéo là những loại phương tiện thô sơ có một hoặc nhiều bánh và chuyển động được nhờ sức người kéo hoặc đẩy trừ xe nôi trẻ em và phương tiện chuyên dùng đi lại của người tàn tật

Ô tô khách (hay còn gọi là xe khách) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hơn 9 người

Xe súc vật kéo là những phương tiện thô sơ chuyển động được do súc vật kéo

Ô tô đầu kéo kéo sơ-mi rơ-moóc là xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ-mi rơ-moóc được thiết kế nối với ô tô đầu kéo và truyền một phần trọng lượng đáng kể lên ô tô đầu kéo và ô tô đầu kéo không có bộ phận chở hàng hóa hoặc chở người (ô tô đầu kéo là ôtô được thiết kế để kéo sơ-mi rơ-moóc)

Ô tô kéo rơ-moóc là xe ô tô được thiết kế để dành riêng kéo rơ-moóc hoặc là xe có kết cấu để kéo thêm rơ-moóc, có khối lượng cho phép kéo theo được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Rơ-moóc là tổng hợp gồm hệ thống trục và lốp xe có kết cấu vững chắc được kết nối với xe ô tô sao cho khối lượng toàn bộ của rơ moóc không đặt lên ô tô kéo

Máy kéo là chỉ đầu máy tự di chuyển bằng xích hay bánh lốp để thực hiện các công việc đào, xúc, nâng, ủi, gạt, kéo, đẩy

Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg

Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3

Xe điện cân bằng có được chạy ngoài đường không?

Xe điện cân bằng là xe chạy bằng điện (pin) có khả năng tự cân bằng , giúp người sử dụng khi đứng lên nó có thể điều khiển di chuyển bằng ý muốn.

Căn cứ theo quy định trên thì xe điện cân bằng không phải là phương tiện tham gia giao thông đường bộ nên không được phép lưu thông trên đường.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ văn bản nào quy định về việc cho phép hoặc cấm xe điện hai bánh tự cân bằng lưu thông trên đường.

Song Trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Tô An cho biết:

Xe điện cân bằng không nằm trong danh mục phương tiện giao thông, mà chỉ là phương tiện phục vụ vui chơi giải trí hoạt động trong phạm vi hẹp. Luật Giao thông đường bộ không cho phép xe điện cân bằng tham gia giao thông. Vì vậy, trường hợp xe này tham gia giao thông công cộng, Cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng có quyền kiểm tra, xử phạt và tịch thu phương tiện.

Mặc dù vậy do chưa có chế tài cụ thể nên thực tế việc kiểm tra giám sát, xử lý của các cơ quan chức năng khi bắt gặp loại xe này lưu thông trên đường thường chỉ dừng ở nhắc nhở.

Có thể thấy việc sử dụng xe điện cân bằng trên đường tiềm ẩn nguy hiểm cho chính người sử dụng và người tham gia giao thông khác nên người sử dụng loại xe này cần có ý thức để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người khác; tránh việc xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.