Xâm phạm quyền riêng tư bị xử lý thế nào?

Xâm phạm quyền riêng tư là một trong những hành vi vi phạm thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Vậy hành vi này sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Xâm phạm quyền riêng tư là gì?

Xâm phạm quyền riêng tư là hành vi vi phạm pháp luật mà trong đó một người có các hành vi tiết lộ, phát tán… những thông tin riêng tư của cá nhân khi không được người đó đồng ý trừ trường hợp được phép của luật quy định thì đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ chịu trách nhiệm về hành vi đó.

Bởi theo Điều 21 Hiến pháp Việt Nam, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; danh dự, uy tín cũng như thư tín, điện thoại, điện tử, các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác đều được pháp luật bảo vệ, không ai được xâm phạm trái luật.

Không chỉ thế, tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp luật cũng bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân và không ai được phép xâm phạm một cách trái luật.

Đặc biệt, khoản 2 Điều này cũng khẳng định, không ai được phép thu thập, sử dụng, công khai các thông tin liên quan đến quyền riêng tư của người khác mà không được người đó đồng ý trừ các trường hợp được cho phép gồm:

- Về hình ảnh: Các hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hoặc lấy từ các hoạt động công cộng như hội nghị, hội thảo, thi đấu… mà không tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người sở hữu hình ảnh (căn cứ Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015).

- Về dữ liệu cá nhân: Phải được xử lý trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của chủ thể hoặc của gnười khác (theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP)…

Như vậy, có thể thấy, quyền riêng tư của cá nhân là tất cả các thông tin cá nhân của người đó bao gồm: Quyền hình ảnh; nhân phẩm, uy tín, danh dự; thư tín… của cá nhân đó. Và việc xâm phạm quyền riêng tư là hành vi vi phạm pháp luật trừ một số trường hợp được pháp luật cho phép.

Xâm phạm quyền riêng tư bị xử lý thế nào?
Xâm phạm quyền riêng tư bị xử lý thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Mức phạt xâm phạm quyền riêng tư của người khác

Bên cạnh định nghĩa xâm phạm quyền riêng tư của người khác là gì thì câu hỏi được nhiều độc giả thắc mắc chắc hẳn là các biện pháp xử lý với người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác.

Theo đó, căn cứ vào quy định của pháp luật, người xâm phạm quyền riêng tư của người khác, tuỳ vào từng tính chất, mức độ vi phạm cũng như hậu quả và đối tượng bị xâm phạm mà người vi phạm sẽ chịu các hình thức xử phạt khác nhau.

Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ trình bày cụ thể mức phạt khi hình ảnh; danh dự, nhân phẩm, uy tín và thư tín, điện tín của cá nhân bị xâm phạm:

Hình ảnh

Danh dự, nhân phẩm, uy tín

Thư tín, điện tín

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng: Dùng ảnh trẻ dưới 07 tuổi để minh hoạ trên xuất bản phẩm mà không được đồng ý (theo (điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 119/2020/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng: Dùng ảnh cá nhân để quảng cáo mà không được phép (theo điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng: Dùng ảnh người khác trên mạng xã hội mà không được cho phép (theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Xem chi tiết: Luật quy định thế nào về quyền hình ảnh của cá nhân?

Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng: Khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác (Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

- Phạt tiền từ 05 - 20 triệu đồng: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình (Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng: đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân trên môi trường mạng (theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng: Phát tán tư liệu, tài liệu là bí mật đời tư thông qua việc xâm phạm điện tín, thư tín của người khác nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người đó (theo Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Xem chi tiết: Đọc trộm tin nhắn của người khác: Trường hợp nào phải đi tù?

Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, một số trường hợp nặng hơn, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau đây:

- Tội làm nhục người khác được nêu tại Điều 155 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là đến 05 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát hoặc khiến nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.

- Tội vu khống nêu tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù khi vu khống vì động cơ đê hèn hoặc khiến nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc khiến nạn nhân tự sát.

Trên đây là giải đáp chi tiết về: Xâm phạm quyền riêng tư. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục