Bạo lực gia đình: “Vợ bị đánh nhưng vẫn phải nộp phạt”

Đánh đập gây thương tích là hành vi bạo lực khá phổ biến giữa vợ và chồng nhưng biện pháp xử lý đối với hành vi này chưa hiệu quả, chưa hợp lý vì vợ hoặc chồng là người bị đánh đập nhưng vẫn phải nộp phạt.


Mức phạt đối với hành vi đánh đập gây thương tích

Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:

- Phạt tiền từ 01 - 1.5 triệu đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

- Phạt tiền từ 1.5 - 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình.

+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Ngoài việc bị phạt tiền thì người có hành vi vi phạm buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Lưu ý: Đây là mức phạt đối với hành vi chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

vợ bị đánh nhưng vẫn phải nộp phạtVợ bị đánh nhưng vẫn phải nộp phạt? (Ảnh minh họa)

Vợ hoặc chồng bị đánh nhưng phải nộp phạt?

Việc vợ hoặc chồng là người bị đánh đập nhưng vẫn phải “nộp phạt” là quy định chưa hợp lý nhưng đang được áp dụng, cụ thể:

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”

Theo quy định trên thì tất cả thu nhập là tiền lương, tiền công của vợ, chồng hoặc thu nhập có được do sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.

Như vậy, nếu tiền nộp phạt là tài sản chung của vợ chồng thì đồng nghĩa với việc người bị đánh phải nộp ½ số tiền phạt (pháp luật không có quy định người nộp phạt phải chứng minh tiền nộp phạt là tài sản riêng).

Kết luận: Mặc dù pháp luật chỉ xử lý với người có hành vi đánh đập gây thương tích và cũng không có điều khoản nào quy định “vợ bị đánh nhưng vẫn phải nộp phạt” nhưng xét về nguồn gốc tiền nộp phạt là tài sản chung thì đồng nghĩa với việc “vừa bị đánh vừa phải nộp một nửa tiền phạt”. Mặt khác, pháp luật hiện nay chưa có hình thức xử lý khác ngoài việc phạt tiền, xin lỗi công khai.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục