VNeID là gì? Có đúng mọi người dân đều phải cài VNeID?

Thời gian gần đây, Công an các địa phương thường xuyên kêu gọi, khuyến khích người dân cài đặt ứng dụng VNeID trên thiết bị di động. Nếu bạn chưa biết VNeID là gì, hãy theo dõi bài viết này để được giải thích một cách dễ hiểu nhất.

1. VNeID là gì? VNeID dùng để làm gì?

VNeID là ứng dụng trên thiết bị di động được phát triển bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an Việt Nam.

VNeID được xây dựng với mục đích thay thế cho giấy tờ truyền thống. Ứng dụng này được xây dựng trên nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư và xác thực điện tử, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ số, xã hội số.

2. VNeID có bắt buộc với mọi người dân không? 

Ngoài việc thắc mắc VNeID là gì, rất nhiều người cũng băn khoăn về vấn đề có bắt buộc phải đăng ký tài khoản VNeID hay không.

Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc người dân phải đăng ký, sử dụng VNeID.

Tuy nhiên gần đây, Công an cả nước đang thực hiện chính sách kêu gọi, khuyến khích người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án phát triển định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đề án này đề ra mục tiêu:

- Giai đoạn 2023 - 2025: Phấn đấu cả nước đạt trên 40 triệu tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID.

- Giai đoạn 2025 - 2030: Phấn đấu cả nước đạt trên 60 triệu tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID.

VNeID là gì? Có đúng mọi người dân đều phải cài VNeID?
Công an cả nước đang kêu gọi, hỗ trợ người dân cài đặt VNeID (Ảnh minh họa)

3. Những tính năng cơ bản trên VNeID

Để hiểu rõ hơn VNeID là gì, bạn cần biết về các tính năng nội bật đã được tích hợp trên ứng dụng VNeID:

- Tích hợp giấy tờ cá nhân dạng điện tử thay cho bản giấy

Tích hợp giấy tờ cá nhân của người dân trên nền tảng kỹ thuật số là tính năng quan trọng nhất của VNeID. Điều này giúp giảm thiểu số lượng giấy tờ cần mang theo khi thực hiện các giao dịch hành chính.

- Khai báo y tế toàn dân

Với ứng dụng VNeID, công dân Việt Nam có thể dễ dàng khai báo thông tin y tế bất cứ nơi đâu, miễn là có kết nối internet. Điều này giúp cho việc truy vết các bệnh nhân F0, F1, F2 trở nên dễ dàng hơn và hạn chế sự bùng phát của dịch Covid-19.

- Thông báo lưu trú: Thông qua ứng dụng VNeID, thủ tục thông báo lưu trú được thực hiện ngay trên điện thoại rất dễ dàng.

- Kiến nghị, phản ánh về an ninh trật tự: Công dân có thể kiến nghị, phản ánh một cách kịp thời và nhanh nhất về các hành vi vi phạm an ninh trật tự với cơ quan Công an thông qua ứng dụng VNeID.

=>> Xem hướng dẫn cách tố giác tội phạm trên app VNeID

Ngoài các tính năng trên, sắp tới ứng dụng VNeID được định hướng sẽ tích hợp thêm các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước...

VNeID là gì? Có đúng mọi người dân đều phải cài VNeID?
Công an địa phương sẵn sàng giải thích VNeID là gì và hướng dẫn cài đặt (Ảnh minh họa)

4. Có những loại tài khoản định danh điện tử nào trên VNeID?

Gắn liền với chủ đề VNeID là gì, chúng ta không thể không tìm hiểu về tài khoản định danh điện tử trên VNeID.

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử (theo giải thích tại Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP)

Tài khoản định danh điện tử dùng để đăng nhập và sử dụng các tính năng, tiện ích trên ứng dụng VNelD và trang thông tin định danh điện tử.

Thông qua ứng dụng VNeID, người dân đăng nhập tài khoản định danh điện tử của mình để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trực tuyến và các hoạt động khác theo nhu cầu.

Tên đăng nhập, số tài khoản định danh điện tử là số định danh cá nhân hay dễ hiểu hơn thì chính là số Căn cước công dân.

Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử trên VNeID là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.

Theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 59, tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam được chia thành 02 mức độ:

4.1. Tài khoản định danh điện tử mức 1

Tài khoản định danh điện tử mức 1 gồm các thông tin cơ bản:

- Số định danh cá nhân;

- Họ tên;

- Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính.

Tài khoản định danh điện tử mức 1 trên VNeID có giá trị chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân.

4.2. Tài khoản định danh điện tử mức 2

Tài khoản định danh điện tử mức 2 có đầy đủ thông tin cá nhân cơ bản như cấp độ 1, ngoài ra có thêm các thông tin sinh trắc học là ảnh chân dung, vân tay.

Tài khoản định danh điện tử mức 2 được tích hợp thêm các giấy tờ như: Giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, Hộ chiếu, chứng nhận tiêm chủng…

Đối với công dân Việt Nam, tài khoản định danh điện tử mức 2 trên VNeID được sử dụng tương đương với Căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân.

Trên thực tế, người dân đã có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 thay cho Căn cước công dân khi đi máy bay.

Ngoài ra, tài khoản định danh điện còn có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó.

Ví dụ như thay thế giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, Hộ chiếu... khi được yêu cầu xuất trình.

5. Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử trên VNeID

Sau khi hiểu rõ VNeID là gì, nếu muốn đăng ký tài khoản định danh điện tử trên VNeID, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

5.1. Đăng nhập vào ứng dụng VNeID

Bước 1: Tải ứng dụng VNeID

VNeID là gì? Có đúng mọi người dân đều phải cài VNeID?

Ứng dụng VNeID được phát triển cho nền tảng di động trên cả hai hệ điều hành Android và iOS. Người dùng sẽ truy cập vào hai kho ứng dụng App Store và Google Play để tải ứng dụng về.

Bước 2: Mở ứng dụng

VNeID là gì? Có đúng mọi người dân đều phải cài VNeID?

Bước 3: Ấn vào đăng ký tài khoản

Người dùng điền tên và số điện thoại để tiến hành đăng ký, lưu ý nên dùng số điện thoại đăng ký chính chủ

VNeID là gì? Có đúng mọi người dân đều phải cài VNeID?

Sau đó quét mã QR thẻ căn cước công dân, Kiểm tra lại thông tin mà thẻ căn cước cấp sau khi quét. Nếu không chỉnh sửa gì nữa thì bạn bấm vào xác nhận. Hệ thống sau đó sẽ gửi cho bạn một mã OTP.

VNeID là gì? Có đúng mọi người dân đều phải cài VNeID?

Kiểm tra lại thông tin, nếu có sai thì điều chỉnh lại. Đồng ý Điều khoản sử dụng ứng dụng và dịch vụ để tiến hành Đăng ký

VNeID là gì? Có đúng mọi người dân đều phải cài VNeID?

Nhập mã OTP được gửi về điện thoại, thường tin nhắn được gửi tới số điện toại của bạn và hết hạn trong vài phút, bạn cần xác thực nhanh.

VNeID là gì? Có đúng mọi người dân đều phải cài VNeID?

Thiết lập mật khẩu cho tài khoản của bạn. Xong bước này là bạn đã hoàn tất đăng ký rồi đấy

Bước 4: Đăng nhập vào ứng dụng

VNeID là gì? Có đúng mọi người dân đều phải cài VNeID?

Đăng nhập vào ứng dụng bằng mã định danh và mật khẩu bạn mới tạo.

5.2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 1 trên VNeID

Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VneID bằng số định danh cá nhân (số thẻ Căn cước công dân) và mật khẩu đã đăng ký ở bước trên

Bước 2: Chọn đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 1

Bước 3: Đọc thông tin từ thẻ Căn cước công dân và chụp ảnh chân dung theo hướng dẫn

Lưu ý khi chụp ảnh: Không nhắm mắt, không đeo kính, không đeo khẩu trang, chọn vị trí đủ sáng, không quá tối hay quá sáng.

Sau khi chụp xong thì nhấn xác nhận ảnh chụp hoặc chụp lại nếu chưa ưng ý.

Bước 4: Chờ kết quả phê duyệt

Hồ sơ đăng ký sẽ được cơ quan Công an có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Nếu đạt thì người dân sẽ nhận được tin nhắn thông báo gửi đến số điện thoại đã đăng ký.

Bước 4: Kích hoạt tài khoản định danh điện tử và bắt đầu sử dụng.

5.3. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2 trên VNeID

Để đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2, người dân cần đến trực tiếp đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp Căn cước công dân làm thủ tục.

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Công dân chuẩn bị thẻ căn cước công dân gắn chip và các giấy tờ có nhu cầu tích hợp vào tầi khoản định danh điện tử như: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế, hộ chiếu...

Bước 2: Đến cơ quan Công an để làm thủ tục

Xuất trình Căn cước công dân có gắn chíp, cung cấp thông tin về số điện thoại/địa chỉ thư điện tử, xuất trình các giấy cần tích hợp.

Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Bước 3: Chờ kết quả phê duyệt tài khoản định danh điện tử

Bước 4: Kích hoạt tài khoản định danh điện tử và bắt đầu sử dụng.

Trên đây là các thông tin về: VNeID là gì? Có đúng mọi người dân đều phải cài VNeID? Nếu bạn đọc gặp vướng mắc liên quan, hãy gọi ngay tới tổng đài 19006192 của LuatVietNam để được giải đáp nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.