Vì sao Nghị định 100/2019 có hiệu lực chỉ sau 2 ngày ban hành?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 và có hiệu lực chỉ sau đó 02 ngày, tức ngày 01/01/2020. Rất nhiều người bày tỏ sự băn khoăn về điều này.

Nghị định 100/2019 được ban hành theo trình tự rút gọn

Theo khoản 5 Điều 4 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Nghị định của Chính phủ là một trong những loại văn bản quy phạm pháp luật.

Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 151 của Luật trên:

Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương.

Theo quy định nêu trên, đáng lẽ Nghị định 100/2019 được ban hành ngày 30/12/2019 phải có hiệu lực từ ngày 14/02/2020 (45 ngày sau ngày ban hành).

Tuy nhiên, cũng theo khoản 2 Điều 151 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Như vậy, đã có đủ căn cứ để khẳng định, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, nên có hiệu lực chỉ sau 02 ngày kể từ ngày ký.

Thực tế từ hệ thống văn bản pháp luật được cập nhật tại LuatVietnam.vn cho thấy, rất nhiều Nghị định của Chính phủ hiện nay được ban hành theo trình tự này, thậm chí có nhiều Nghị định có hiệu lực cùng ngày với ngày ký ban hành.

Ví dụ mới đây nhất là Nghị định 87/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống rửa tiền (ban hành và có hiệu lực cùng ngày 14/11/2019); Nghị định 72/2019/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng (ban hành và có hiệu lực cùng ngày 30/08/2019).

LuatVietnam đã cung cấp tính năng Hiệu lực của toàn bộ văn bản từ năm 1945 đến nay, trong đó chỉ rõ ngày, tháng, năm có hiệu lực của văn bản và tình trạng hiệu lực của văn bản (còn hiệu lực, hết hiệu lực…). Để khai thác tính năng này, bạn đọc có thể tham khảo các gói dịch vụ của LuatVietnam TẠI ĐÂY


Có hiệu lực từ 01/01/2020 để phù hợp với Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia 2019

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, trong đó nghiêm cấm hoàn toàn lái xe khi đã uống rượu, bia. Trong khi Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 46/2016/NĐ-CP chưa có quy định cấm và xử phạt đối với người điều khiển xe máy có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở và chưa có quy định cấm người đi xe đạp có nồng độ cồn.

Do đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP dù mới chỉ được Thủ tướng ký ban hành ngày 30/12/2019 nhưng lập tức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 chính là để kịp thời lấp “khoảng trống” nêu trên tại Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Tóm lại, có 02 căn cứ hợp lý để Nghị định 100 có hiệu lực chỉ sau 02 ngày, kể từ ngày ban hành: Được ban hành theo trình tự rút gọn và để phù hợp với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bịa 2019. Do đó, Nghị định này không hề sai về quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật như một số ý kiến trên các diễn đàn.


>> Nghị định 100/2019 có đang mâu thuẫn với Luật Giao thông đường bộ? 


Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.