Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h bị phạt bao nhiêu?

Lỗi chạy quá tốc độ là một lỗi phổ biến mà người tham gia giao thông hay mắc phải. Vậy vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h bị phạt bao nhiêu?

Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h bị phạt bao nhiêu?

Mức phạt vi phạm tốc độ từ 10 đến 20 km/h đối với xe ô tô

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h thì bị phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng theo quy định tại điểm i khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, người điều khiển xe xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng theo khoản 11 Điều 5 Nghị định 100, sửa đổi bởi điểm c khoản 34 Điều 2 Nghị định 123.

Mức phạt vi phạm tốc độ từ 10 đến 20 km/h đối với xe máy

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 01 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100, sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123

Ô tô vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h bị phạt từ 04 - 06 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Trường hợp nào chạy xe quá tốc độ mà không bị phạt?

Trường hợp chạy xe quá tốc độ dưới 5km/h

Căn cứ Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 100, sửa đổi bởi Nghị định 123 thì hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ được quy định như sau:

- Mức phạt đối với ô tô

Tốc độ vượt quá

Mức phạt

Từ 05 - dưới 10 km/h

800.000 - 01 triệu đồng

Từ 10 - 20 km/h

04 - 06 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe 01 - 03 tháng

Từ trên 20 - 35 km/h

06 - 08 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Từ trên 35 km/h

10 - 12 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

- Mức phạt đối với xe máy

Tốc độ vượt quá

Mức phạt

Từ 05 - dưới 10 km/h

300.000 - 400.000 đồng

Từ 10 - 20 km/h

800.000 - 01 triệu đồng

Từ trên 20 km/h

04 - 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

- Mức phạt đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo

Tốc độ vượt quá

Mức phạt

Từ 05 - dưới 10 km/h

400.000 - 600.000 đồng

Từ 10 - 20 km/h

800.000 - 01 triệu đồng

Từ trên 20 km/h

03 - 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Như vậy, người điều khiển ô tô, mô tô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông chạy xe quá tốc độ quy định từ 05 km/h thì bị phạt hành chính.

Trường hợp chạy xe quá tốc độ dưới 5km/h thì không bị xử phạt hành chính mà có thể chỉ bị Cảnh sát giao thông dừng xe cảnh báo và nhắc nhở.

Trường hợp là xe ưu tiên

Điều 22 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định các trường hợp xe ưu tiên không bị giới hạn về tốc độ, được chạy trước xe khác mà không bị xử phạt bao gồm:

  • Xe chữa cháy làm nhiệm vụ
  • Xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; hoặc đoàn xe mà có xe cảnh sát dẫn đường
  • Xe cứu thương đang làm nhiệm vụ
  • Xe đi khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc xe hộ đê hay xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp với quy định pháp luật

Các xe ưu tiên trên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Trên đây là thông tin về: Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h bị phạt bao nhiêu?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách tích hợp hộ chiếu vào VNeID

Hộ chiếu là giấy tờ tùy thân quan trọng khi thực hiện thủ tục xuất, nhập cảnh và các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước. Bài viết này hướng dẫn cách tích hợp hộ chiếu vào VNeID để người dân sử dụng hộ chiếu một cách thuận tiện hơn.

Giấy phép lái xe A1 có cần đổi không?

Nếu băn khoăn giấy phép lái xe mô tô hạng A1 không kỳ hạn bằng giấy bìa có phải đổi sang loại thẻ nhựa (vật liệu PET) không, hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời chính xác nhất.

Thủ tục đổi giấy phép lái xe B2 tại TP.HCM 2024

Hiện nay, để thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe B2 tại nhiều địa phương, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh cho phép thực hiện bằng hình thức trực tiếp và cả trực tuyến. Bài viết này cung cấp các thông tin cần thiết khi thực hiện đổi giấy phép lái xe B2 tại TPHCM.

VNeID có giao dịch ngân hàng được không?

VNeID là ứng dụng xây dựng trên nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư và xác thực điện tử, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ số, xã hội số. Vậy VNeID có giao dịch ngân hàng được không?