Cần điều kiện gì để tự ứng cử đại biểu Quốc hội XV, HĐND 2021 - 2026?

Ngoài những đại biểu được các cơ quan, đoàn thể giới thiệu để ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp thì công dân cũng có quyền tự mình ứng cử nếu đủ điều kiện. Vậy, các điều kiện này được pháp luật quy định thế nào?

Điều kiện tự ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND 2021 - 2026

Theo quy định tại Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp (Luật Bầu cử), người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội.

Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Theo 02 Luật này, điều kiện, tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND như sau:

Đại biểu Quốc hội

Đại biểu HĐND

Tiêu chuẩn

- Đủ 21 tuổi trở lên

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam

- Đủ 21 tuổi trở lên

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu;

- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Cơ sở pháp lý

- Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND

- Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020

- Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND

- Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019

tu ung cu dai bieu quoc hoi
Cần điều kiện gì để tự ứng cử đại biểu Quốc hội XV, HĐND 2021 - 2026? (Ảnh minh họa)

5 trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND

Căn cứ Điều 37 Luật Bầu cử, 05 trường hợp sau đây không được ứng cử đại biểu Quốc hội XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026:

- Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

- Người đang bị khởi tố bị can;

- Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án;

- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích;

- Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Thủ tục tự ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND 2021 - 2026

Theo Điều 35 Luật Bầu cử, công dân ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.

Với việc bầu cử đại biểu Quốc hội XV và HĐND 2021 - 2026, chậm nhất là vào 17 giờ 00 ngày 14/3/2021, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử.

Hồ sơ ứng cử bao gồm:

- Đơn ứng cử;

- Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;

- Tiểu sử tóm tắt;

- Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm;

- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Người tự ứng cử nộp 02 bộ hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên.

Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người ứng cử, nếu thấy hợp lệ thì Ủy ban bầu cử ở tỉnh chuyển hồ sơ ứng cử của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia; chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh để đưa vào danh sách hiệp thương.

Người tự ứng cử đại biểu HĐND nộp một bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở đơn vị hành chính mà mình ứng cử. Người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của địa phương nào thì phải là người đang cư trú hoặc công tác thường xuyên ở địa phương đó.

Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người tự ứng cử, nếu thấy hợp lệ thì Ủy ban bầu cử chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để đưa vào danh sách hiệp thương.

Công dân chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu HĐND tối đa ở 02 cấp trong cùng một nhiệm kỳ; nếu nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu HĐND ở một cấp.
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, người tự ứng cử phải trài qua 03 hội nghị hiệp thương để sàng lọc, lựa chọn, phân bổ số ứng cử viên, thống nhất danh sách các đại biểu cho cử tri.

Qua hiệp thương lần thứ hai, nếu được vào danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND để gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và nơi làm việc (nếu có) thì sau đó đưa vào danh sách để hiệp thương lần thứ ba. Trường hợp người tự ứng cử có đủ tiêu chuẩn và điều kiện thì được đưa vào danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND.

Trên đây là một số thông tin những người có nhu cầu tự ứng cử đại biểu Quốc hội XV và HĐND các cấp 2021 - 2026 cần biết. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.

16 mốc thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội XV và HĐND 2021-2026

16 mốc thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội XV và HĐND 2021-2026

16 mốc thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội XV và HĐND 2021-2026

Để triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã ban hành Kế hoạch 42/KH-HĐBCQG. Kế hoạch này đã nêu rõ 16 mốc thời gian quan trọng trong kỳ bầu cử này, phù hợp với Luật Bầu cử 2015.