Từ hôm nay, dễ dàng có hộ khẩu Hà Nội hơn bao giờ hết

Hôm nay (01/7/2021) là ngày Luật Cư trú năm 2020 chính thức được áp dụng vào cuộc sống. Từ ngày này, nhiều chính sách về dân cư, hộ khẩu thay đổi, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân.

Thống nhất điều kiện nhập khẩu tại 63 tỉnh thành

Theo Điều 20 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013, điều kiện để nhập hộ khẩu về Thành phố trực thuộc Trung ương là:

Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 1 năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 2 năm trở lên…

Riêng ở Hà Nội, theo Luật Thủ đô 2012, muốn nhập hộ khẩu vào nội thành Hà Nội thì phải đáp ứng điều kiện đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên...

Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2021, tất cả các điều kiện về thời gian tạm trú sẽ bị bãi bỏ hết.

Cụ thể, khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú 2020 chỉ yêu cầu: Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

Các trường hợp có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ cũng không yêu cầu về thời gian tạm trú.

Như vậy, Luật mới đã bỏ quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương như quy định cũ. Từ 01/7/2021, điều kiện nhập hộ khẩu tại 63 tỉnh thành trên cả nước là như nhau.

Từ hôm nay, dễ dàng có hộ khẩu Hà Nội hơn bao giờ hết
Từ 01/7/2021, dễ dàng có hộ khẩu Hà Nội hơn bao giờ hết (Ảnh minh họa)

Từ 01/7/2021, dễ dàng có hộ khẩu Hà Nội

Như phân tích ở trên, trước đây, muốn có hộ khẩu nội thành Hà Nội, phải tạm trú liên tục tại nội thành từ 03 năm trở lên; ở ngoại thành thì cần 01 năm.

Tuy nhiên, theo Luật Cư trú mới, chỉ cần có nhà ở hợp pháp của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở đó (chủ nhà phải sinh sống tại chỗ ở hợp pháp đó thì mới được đăng ký thường trú).

Khái niệm “chỗ ở hợp pháp” thuộc sở hữu của mình được chứng minh bằng các giấy tờ sau theo Nghị định 62/2021:

- Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);

- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);

- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

- Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;

- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

- Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên.

Còn đối với những người thuê, mượn, ở nhờ nhà người khác cũng không cần phải có thời hạn đăng ký tạm trú mới được nhập hộ khẩu, nhưng, vẫn cần chủ nhà và chủ hộ đồng ý.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, có đến 05 địa điểm người dân không được đăng ký thường trú mới quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020.

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, người dân sinh sống và mua nhà tại Hà Nội (chỗ ở hợp pháp) thì sẽ có hộ khẩu tại Hà Nội ngay nếu thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký thường trú theo quy định và nhà ở không thuộc các địa điểm không được đăng ký thường trú mới. Người thuê, mượn, ở nhờ nhà cũng dễ dàng có hộ khẩu Hà Nội hơn trước.

Trong khi, trước đây, việc có hộ khẩu Hà Nội là “mơ ước” của nhiều người dân ngoại tỉnh. Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2021, “ước mơ” này không còn xa vời.

Nếu còn thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Thủ tục đăng ký thường trú từ ngày 01/7/2021

>> Điểm mới của Nghị định 62 hướng dẫn Luật Cư trú 2020

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?