Từ 01/7/2021, đăng ký tạm trú có cần chủ nhà trọ đồng ý?

Rất nhiều vấn đề về thường trú, tạm trú sẽ thay đổi từ ngày 01/7/2021. Từ ngày này, việc đăng ký tạm trú có gì thay đổi so với trước? Đăng ký tạm trú có cần chủ nhà thuê đồng ý?

Đăng ký tạm trú là quyền hay nghĩa vụ?

Theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Từ “phải” trong quy định này đã thể hiện nghĩa vụ của công dân, sự bắt buộc của pháp luật về việc đăng ký tạm trú đối với những người sinh sống ngoài phạm vi xã, phường nơi đăng ký thường trú.

Ngoài ra, việc không đăng ký tạm trú có thể bị phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Tuy nhiên, việc đăng ký tạm trú lại mang đến cho người dân rất nhiều quyền lợi như:

- Có thể xin cho con đi học trường công tại nơi tạm trú;

- Có thể mua bảo hiểm y tế hộ gia đình tại nơi tạm trú với nơi khám chữa bệnh ban đầu tại địa phương, thuận lợi khi đi khám, chữa bệnh…

 đăng ký tạm trú có cần chủ nhà thuê đồng ý
Từ 01/7/2021, đăng ký tạm trú có cần chủ nhà thuê đồng ý? (Ảnh minh họa)

Từ 01/7/2021, đăng ký tạm trú có cần chủ nhà thuê đồng ý?

Điều 30 Luật Cư trú 2006; Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật này yêu cầu người dân khi đi đăng ký tạm trú phải nộp các giấy tờ sau:

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú).

Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý;

Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Như vậy, người dân cần chuẩn bị khá nhiều giấy tờ khác nhau để đăng ký tạm trú tại nơi dự định chuyển đến. Đặc biệt, khi đăng ký tạm trú tại nhà thuê phải được người cho thuê đồng ý.

Rõ ràng, có sự vô lý ở quy định này. Người dân đi thực hiện nghĩa vụ nhưng chính nghĩa vụ này lại rất rườm rà, phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người khác. Và nếu chủ trọ không đồng ý thì người dân không thể đăng ký tạm trú được.

Từ ngày 01/7/2021, khi đi đăng ký tạm trú, những giấy tờ này sẽ được giản lược rất nhiều. Theo khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú 2020, khi đi đăng ký tạm trú, người dân chỉ cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Trong đó, theo hướng dẫn tại Nghị định 62/2021/NĐ-CP, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp có thể là hợp đồng thuê nhà.

Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến Công an cấp xã nơi mình dự kiến tạm trú.

Như vậy, từ 01/7/2021, đăng ký tạm trú không cần chủ nhà thuê đồng ý.

Nếu có thắc mắc liên quan, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> 4 thay đổi liên quan đến tách hộ khẩu từ 01/7/2021

>> Những điểm mới của Luật Cư trú ảnh hưởng đến mọi người dân

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.