Trẻ em đi nước ngoài có cần xin hộ chiếu không?

Hộ chiếu là giấy tờ quan trọng và bắt buộc phải sử dụng nếu muốn đi máy bay trong nước hoặc nước ngoài. Vậy trẻ em thì có cần xin hộ chiếu khi ra nước ngoài không?


1. Trẻ em đi nước ngoài có phải có hộ chiếu không?

Điều 33 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 có nêu rõ, điều kiện để công dân Việt Nam được xuất cảnh phải có tất cả các giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn hạn sử dụng. Theo Điều 6 Luật này, giấy tờ xuất nhập cảnh gồm hộ chiếu (ngoại giao hoặc công vụ hoặc phổ thông), giấy thông hành. Trong đó, hộ chiếu có gắn chip hoặc không gắn chip và phải còn hạn từ đủ 06 tháng trở lên.

- Có thị thực (hay thường được gọi là visa) hoặc giấy tờ khác chứng minh bản thân công dân đó được nước đến cho nhập cảnh trừ trường hợp được miễn visa.

- Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh: Bị can, bị cáo, người phải thi hành án dân sự, người mắc dịch bệnh nguy hiểm lây lan hoặc truyền nhiễm và phải ngăn ngay việc xuất cảnh…

Đặc biệt, theo khoản 2 Điều 33 Luật này, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Trong khi đó, Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 nêu rõ, trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Như vậy, nếu trẻ em dưới 14 tuổi khi đi nước ngoài thì bắt buộc phải có hộ chiếu, visa (trừ trường hợp đến quốc gia miễn visa cho người Việt Nam) và người đại diện hợp pháp đi cùng; trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ cần có hộ chiếu và visa (trừ trường hợp đến quốc gia miễn visa cho người Việt Nam).


2. Phải có những giấy tờ gì khi trẻ em đi nước ngoài?

Căn cứ phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 84 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT, giấy tờ trẻ em cần có khi đi nước ngoài gồm:

- Vé máy bay.

Trẻ em từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi

- Hộ chiếu hoặc giấy thông hành.

- Thị thực rời.

- Thẻ thường trú, thẻ tạm trú.

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc giấy xác nhận nhân thân do công an cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận gồm các nội dung: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú, lý do xác nhận... và có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và có giá trị trong 30 ngày kể từ ngày xác nhận.

Trẻ em dưới 14 tuổi nếu không có hộ chiếu riêng hoặc cấp chung với hộ chiếu cha mẹ

- Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh (nếu dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh) - là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.

- Giấy xác nhận của tổ chức xã hội nếu trẻ em đó được tổ chức này nuôi dưỡng (có giá trị sử dụng trong 06 tháng kể từ ngày xác nhận).

tre em di nuoc ngoai co can xin ho chieu khong


3. Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em khi đi nước ngoài

Căn cứ Thông tư 29/2016/TT-BCA, thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em được thực hiện như sau:

3.1 Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi

3.1.1 Hồ sơ

- Tờ khai hộ chiếu có dán ảnh cỡ 4x6; cha mẹ khai thay và ký thay, có xác nhận và đóng dấu giáp lai vào ảnh của công an cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú.

- Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh (nếu trẻ em dưới 01 tháng tuổi chưa được cấp giấy khai sinh). Những giấy tờ này là bản sao chứng thực. Nếu không có chứng thực thì có thể nộp bản sao mà xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Hai ảnh cỡ 4x6.

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha hoặc mẹ - người đi nộp hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ.

(căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2016/TT-BCA)

3.1.2 Nơi nộp hồ sơ

Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú.

Lưu ý: Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em không thực hiện online cũng như không nộp hồ sơ qua bưu chính mà chỉ có trường hợp được nộp trực tiếp.

(căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2016/TT-BCA)

3.1.3 Thời gian giải quyết

Thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2016/TT-BCA).

3.1.4 Lệ phí

Căn cứ Thông tư 25/2021/TT-BTC, lệ phí cấp mới hộ chiếu 200.000 đồng/lần cấp.

3.2 Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em từ đủ 14 - 16 tuổi

Với đối tượng này, thủ tục cấp hộ chiếu được thực hiện như khi cấp hộ chiếu cho người lớn. Và thủ tục cấp hộ chiếu cũng thực hiện theo quy định của Thông tư 29/2016/TT-BCA như sau:

3.2.1 Hồ sơ

- Tờ khai làm hộ chiếu.

- Hai ảnh 4x6.

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân còn giá trị.

3.2.2 Nơi nộp hồ sơ

- Đã có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh bất kỳ tỉnh, thành nào thuận tiện.

- Chưa có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Trong đó, hình thức nộp đa dạng hơn: Nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp online.

3.2.3 Thời gian giải quyết

Không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2016/TT-BCA).

3.2.4 Lệ phí

Lệ phí cấp mới hộ chiếu 200.000 đồng/lần cấp theo Thông tư 25/2021/TT-BTC.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Trẻ em đi nước ngoài có cần xin hộ chiếu không? Nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Quá hạn đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh, bị phạt không?

Quá hạn đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh, bị phạt không?

Quá hạn đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh, bị phạt không?

Bên cạnh việc đăng ký khai sinh thì chuyện đăng ký thường trú cho con cũng là vấn đề được rất nhiều cha, mẹ quan tâm. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp vì lý do nào đó, cha mẹ đăng ký thường trú muộn cho con. Vậy trường hợp này có bị phạt không? Thủ tục đăng ký thường trú cho con được thực hiện thế nào?