3 cách tránh nắng vi phạm giao thông bị phạt nặng [Cần biết]

Gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tham gia giao thông. Trong đó, có 03 cách tránh nắng đi tham gia giao thông coi chừng phạt nặng!

1. Dừng xe đột ngột vì phát hiện có bóng râm

Những ngày gần đây, thời tiết nắng gay gắt, khi đi trên đường rất hay bắt gặp hình ảnh một đoàn xe dừng dưới bóng râm dù cách đèn đỏ cả … mét. Và không thiếu các trường hợp, vì trời quá nóng nên đang đi đường vô tình thấy một bóng cây râm mát thì dừng lại đột ngột chỉ để … tránh nắng.

Việc dừng đỗ xe đột ngột không chỉ gây mất an toàn cho chính người đó mà còn cho những người xung quanh và là cách tránh nắng vi phạm giao thông. Những lúc như thế, nếu người này không xử lý được tình huống thì rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008, các phương tiện chỉ được dừng đỗ xe khi:

- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.

- Phải dừng ở nơi có lề đường rộng hoặc sát mép đường theo chiều đi của mình nếu không có lề đường.

- Nếu có nơi dừng xe, đỗ xe thì phải dừng tại đó.

Như vậy, nếu bóng râm mát ở ngay vạch dừng xe và người điều khiển xe dừng xe tại đó thì vẫn đúng quy định. Tuy nhiên, nếu bóng râm và vạch dừng xe ở cách xa nhau và người tham gia giao thông lựa chọn dừng xe tại nơi có bóng râm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Dừng xe đột ngột vì phát hiện bóng râm, bị phạt đến 5 triệu đồng
Dừng xe đột ngột vì phát hiện bóng râm, bị phạt đến 5 triệu đồng (Ảnh minh hoạ)

Về mức phạt vi phạm khi dừng đỗ xe đột ngột, dừng đỗ xe không đúng quy định, Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt

Hành vi

Căn cứ

Xe máy

300.000 - 400.000

Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông

Điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

04 - 05 triệu đồng

Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định gây tai nạn giao thông

Điểm b khoản 7 Điều 6 sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Xe đạp

80.000 - 100.000

Dừng xe đột ngột

Điểm b khoản 1 Điều 8 sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

2. Dùng ô để che nắng khi đang lái xe

Dùng ô, dù khi đang tham gia giao thông là việc vô cùng nguy hiểm. Người đi bộ dùng ô, dù để che nắng khi băng qua đường có nguy cơ gây cản trở tầm nhìn người đi đường và dễ dẫn đến tai nạn giao thông.

Việc dùng ô, dù để chống nắng là hành vi gây nguy hiểm cho người khác khi tham gia giao thông nên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Mức phạt

Hành vi

Căn cứ

Xe máy

100.000 - 200.000

Chở người ngồi trên xe dùng ô, dù.

Điểm g khoản 1 Điều 6

Ngồi sau xe gắn máy, xe mô tô mà sử dụng ô, dù.

Khoản 1 Điều 11

800.000 - 01 triệu đồng

Người đang lái xe máy sử dụng ô, dù

Điểm h khoản 4 Điều 6

Xe đạp

80.000 - 100.000

- Người đi xe đạp, xe đạp máy dùng ô, dù;

- Người đi xe đạp, xe đạp máy chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô, dù.

Điểm h khoản 1 Điều 8

Người ngồi sau xe đạp, xe đạp máy mà sử dụng ô, dù

Điểm c khoản 2 Điều 11

Như vậy, với tình huống này, cả người điều khiển xe cùng người ngồi sau xe nếu vi phạm thì sẽ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính với từng hành vi khác nhau.

3 cách tránh nắng vi phạm giao thông bị phạt nặng
3 cách tránh nắng vi phạm giao thông bị phạt nặng (Ảnh minh hoạ)

3. Vượt đèn đỏ vì trời nóng

Với tâm lý trời quá nắng cần phải đi nhanh, về sớm để nghỉ ngơi, nhiều người tham gia giao thông bất chấp tín hiệu cảnh báo cùng hướng dẫn của cảnh sát giao thông mà phóng nhanh, vượt ẩu… Đặc biệt là tình trạng vượt đèn đỏ.

Việc vượt đèn đỏ không chỉ không giúp người đi đường đi nhanh hơn mà tăng nguy cơ tắc đường khiến đường đi càng thêm khó khăn và tốn thời gian. Ngoài ra, những người đi xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Xe máy

800.000 đồng - 01 triệu đồng

Điểm e khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

Xe ô tô

04 - 06 triệu đồng

Điểm a khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

Xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ

100.000 - 200.000 đồng

Điểm đ khoản 2 Điều 8

Xe máy kéo, xe chuyên dùng

02 - 03 triệu đồng

Điểm đ khoản 5 và điểm a khoản 10 Điều 7

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với máy kéo từ 01 - 03 tháng

Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với xe máy chuyên dùng từ 01 - 03 tháng

Trên đây là 03 cách tránh nắng vi phạm giao thông bị phạt nặng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?